Pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể quy định các vấn đề và lĩnh vực khác nhau liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 31 - 33)

lĩnh vực khác nhau liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể

Thứ nhất, pháp luật quy định các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Như đề cập ở trên, văn hóa phi vật thể gồm 07 loại hình. Trong từng loại hình lại bao gồm nhiều hình thức khác nhau từ chủ thể sáng tạo, hình thức thể hiện, khơng gian văn hóa và q trình lưu truyền và tái tạo không ngừng, cách thức quản lý khác nhau. Sự khác nhau và kết hợp nhiều loại hình trong một thể loại đã làm cho từng loại hình khác nhau, pháp luật phải có quy định riêng để phù hợp với những đặc trưng này. Căn cứ vào các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có thể chia thành các quy định pháp luật:

Về bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Các quy định pháp luật về bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân.

Các quy định pháp luật về sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn

truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngồi.

Các quy định pháp luật về việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

Các quy định pháp luật về duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với từng loại hình cụ thể, pháp luật lại quy định nhiều nội dung khác nhau.

Pháp luật không chỉ xác định phương thức nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà cịn quy định các ngun tắc tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các quy định pháp luật về tơn vinh, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân nắm giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt. Các quy định pháp luật về đề nghị UNESCO cơng nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là di sản văn hóa đại diện của nhân loại, về việc cho phép Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những nội dung cụ thể của từng loại hình di sản phi vật thể khác nhau, pháp luật cũng quy định các nguyên tắc, phương thức tổ chức tiến hành khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại hình hoặc từng cấp độ. Nếu căn cứ vào quy mơ và cấp độ cơng nhận di sản văn hóa phi vật thể, có thể pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể được phân ra thành 2 nhóm nội dung

lớn là pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể của cấp nhà nước và quốc tế. Ví dụ, cùng việc kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thì trình tự lập hồ sơ đối với di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khác với quy trình thủ tục làm hồ sơ đệ trình UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w