Hồn thiện pháp luật về di sản văn hố phi vật thể đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 78 - 80)

sự lãnh đạo của Đảng và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy di sản văn hố

Từ Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng cộng sản Việt Nam, đến Sắc lệnh số 65/SL ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tới Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đều thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ rằng, trong xu thế tồn cầu hố về kinh tế và quốc tế hoá về văn hoá,

các quốc gia đang phát triển có cơ hội tận dụng, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong đó có thành tựu cơng nghệ thơng tin và viễn thơng do quá trình này mang lại để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố dân tộc. Mặt khác q trình tồn cầu hố cũng đang tạo ra những nguy cơ làm biến dạng nền văn hố dân tộc, hạn chế tính đa dạng, phong phú của di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc trên thế giới.

Với nhận thức đó, Chính phủ Việt Nam coi vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể là một trong những nội dung quan trọng của Luật di sản văn hoá năm 2001. Điều 17 của Luật di sản văn hoá quy định rõ “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức; cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hố phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Mỗi quốc gia khi hoạch định chính sách về văn hóa đều đặt ra những mục tiêu cụ thể trên cơ sở điều kiện và bối cảnh thực tế của đất nước. Nhưng các nhà nghiên cứu về chính sách văn hóa và quản lý văn hóa nghệ thuật quốc tế cũng đã thống nhất đưa ra một số mục tiêu cơ bản mà quốc gia nào khi tiến hành xây dựng chính sách văn hóa cũng phải tính đến. Đó là những nội dung cơ bản sau: Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; ủng hộ và tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng sáng tạo và hình thành các loại hình nghệ thuật mới; Tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia vào hoạt động văn hóa, kể cả việc hưởng thụ, sáng tạo, sản xuất phát hành và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa; Phát triển văn hóa ở tất cả các khu vực địa lý trên toàn lãnh thổ quốc gia; Phát huy sự đa dạng về văn hóa; Nâng cao chất lượng văn hóa nghệ thuật bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa và chú ý đến khía cạnh kinh tế của văn hóa; Đảm bảo quyền tự do sáng tạo; Bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ; Chính sách văn hóa góp phần bảo vệ đạo đức, chính trị và tự do tín ngưỡng; Chính sách văn hóa quốc gia phải là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ hệ thống chính sách phát triển quốc gia; Tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước, hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể phải cụ thể hóa và pháp điển hóa thật chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa văn nghệ nói chung và về di sản văn hóa nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w