PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM
PHI VẬT THỂ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến năm 2001
Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc và UNESCO tuy muộn, nhưng là một trong những nước rất có ý thức trong việc thực thi các quy định Công ước quốc tế liên quan tới việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hố. Ngay sau thành cơng Cách mạng tháng Tám, “xét rằng việc bảo tồn cổ tích là việc làm rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 ấn định cho Đông phương Bác cổ Học viện (Vietnam Oriental Institute) nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam. Đối tượng được bảo về là tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam với mục tiêu là phục vụ công cuộc kiến thiết nước Việt Nam. Các biện pháp đưa ra là tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước, kế thừa luật lệ bảo vệ cổ tích từ Pháp quốc Viễn đơng Bác cổ, tiếp tục đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo tồn di tích trong tồn cõi Việt Nam. “Cấm phá huỷ những đình, chùa, đền, miếu, hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất tơn giáo hay khơng nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn” (Điều 4, Sắc lệnh). Với sắc lệnh này cho đến nay, nhiều di sản văn hóa đã được bảo vệ: 40.000 di tích danh lam thắng cảnh và lịch sử-văn hóa đã được kiểm kê; 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.161 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và 6.636 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nhưng một thời gian dài chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ các di sản phi vật thể - là linh hồn, là sự sống làm nên giá trị của các di tích đó. Kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), Chính phủ ban hành Nghị định số 519-TTg ngày 29-10-1957 về việc bảo tồn di tích, di vật