Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Biểu đồ cho thấy các lỗi vi phạm của NCTN VPPL tại TGD số 02. Theo đó, tỷ lệ vi phạm nội quy lên tới 69,0%. Trong đó có tới 148 em thực hiện hành vi này từ 2 lần trở lên. Cá biệt có những em thực hiện hành vi này tới 7, thậm chí là 10 lần.
Đối với hành vi đánh nhau, 47,6% ý kiến cho biết đã từng thực hiện hành vi này tại TGD, trong đó, có tới 60 em thực hiện hành vi này từ 2 lần trở lên, có 6 em lặp lại hành vi này tới 5 lần.
Ở hành vi tàng trữ, sử dụng vật cấm có tới 35 em (9,9%) đã từng thực hiện, trong đó, có tới 14 em thực hiện từ 2 lần trở lên, thậm chí, có 4 em lặp lại hành vi vi phạm này tới 4 lần.
Hành vi trốn trường được xem là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất ở TGD. Tuy vậy, vẫn có tới 16 em cho biết đã từng hực hiện hành vi này. Các kết quả điều tra cho thấy mặc dù đã được giáo dục, quản lý tại TGD, song NCTN VPPL vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của nhà trường. Điều đó cho phép chúng ta hồi nghi về sự ăn năn, hối lỗi của họ.
Bốn là, dự định sau khi rời TGD của NCTN VPPL
Một chỉ báo quan trọng để phục vụ cho việc dự báo tình hình NCTN VPPL trong thời gian tới là dự định sau khi ra trường của học sinh giáo dưỡng. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng số lượng NCTN VPPL trong thời gian tới. Kết quả khảo sát như sau: 69 47.6 9.9 4.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Vi phạm nội quy Đánh nhau Tàng trữ, sử dụng vật cấm Trốn trường
Biểu 4.14: Dự định của NCTN VPPL tại TGD số 02 - bộ Công an
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả điều tra đã cho thấy vẫn còn tới 18,3% NCTN VPPL tại TGD số 02 - Bộ Cơng an chưa có dự định cụ thể sau khi rời TGD. Theo nhận định của các cán bộ, giáo viên tại TGD, đây là số có nguy cơ tái phạm cao: “Nếu các em có dự định cơng việc gì đó, kể cả đi học tiếp hay tìm kiếm việc làm, chứng tỏ các em đã có định hướng nhất định cho tương lai. Trường hợp các em chưa có dự định gì thì có thể dẫn đến trạng thái “nhàn cư vi bất thiện” và có thể tái phạm” [nam, 37 tuổi, cán bộ TGD số 02].
Nghề nghiệp của NCTN trước khi họ vào TGD cũng có ảnh hưởng đến dự định công việc sau khi ra trường của họ.
Bảng 4.13: Dự định của NCTN VPPL sau khi rời TGD theo nghề nghiệp của họ (trước khi họ vào TGD)
Nghề nghiệp
Dự định sau khi rời TGD
Tổng Tiếp tục
học VH nghề Học
Tìm
việc làm Chƣa có dự định
Đang đi học Tần suất 26 3 28 11 68
Tỷ lệ % 38,2 4,4 41,2 16,2 100,0
Đang đi làm Tần suất 17 21 91 20 149
Tỷ lệ % 11,4 14,1 61,1 13,4 100,0 Khơng có việc làm Tần suất 15 13 76 34 138 Tỷ lệ % 10,9 9,4 55,1 24,6 100,0 Tổng Tần suất 58 37 195 65 355 Tỷ lệ % 16,3 10,4 54,9 18,3 100,0 Hệ số Cramer’sV= 0,325/ Mức ý nghĩa P=0
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án
16.3
10.4
54.9 18.3
Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ chưa có dự định cao nhất thuộc về nhóm khơng có việc làm, tức là trước khi vào TGD họ đã bỏ học, nhưng đồng thời không đi làm mà chỉ sống phụ thuộc vào gia đình (24,6%). Ở nhóm đã đi làm hoặc đang đi học, dự định của họ rõ ràng hơn, trong đó, nhóm đang đi học có khuynh hướng quay trở lại trường lớp nhiều hơn (38,2%), nhóm đang đi làm lại có dự định tìm kiếm việc làm cao nhất (61,1%). Hệ số Cramer’sV có giá trị 0,325 với mức ý nghĩa P<0,05 cho phép khẳng định mối quan hệ tương quan giữa hai biến số.
Mơ hình 4.6: Hồi quy Binary Logistic về ảnh hưởng của hồn cảnh gia đình đến dự định sau khi ra TGD của NCTN VPPL
Hệ số B Sai biệt chuẩn Kiểm định Wald Mức ý nghĩa Sig Tỷ lệ chênh lệch Exp B) (1) .952 .303 9.849 .002 2.592 (2) 1.180 .338 12.227 .000 3.255 Hằng số .765 .195 15.405 .000 2.150
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Chú thích:
(1): Gia đình có người thân thường uống rượu bia say xỉn với 2 giá trị: 1: đúng; 2: sai. (2): Gia đình có cảnh cãi cọ, chửi rủa nhau với 2 giá trị: 1: đúng; 2: sai.
Dự định sau khi ra trường với 2 giá trị: 1: Học nghề, học văn hóa hoặc tìm việc làm; 0: chưa có dự định.
Các mức ý nghĩa đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy các hệ số có ý nghĩa thống kê. Mơ hình hồi quy cho thấy nếu trước khi vào TGD, cá nhân sống trong gia đình có người thân thường xun say xỉn, và gia đình có cảnh cãi cọ, chửi rủa nhau thì xác suất của mức độ không xác định được tương lai của họ sau khi rời TGD tăng thêm lần lượt là 2,592 lần và 3,255 lần. Kết quả cho thấy gia đình có tác động khá mạnh mẽ đến định hướng tương lai của NCTN.
Mơ hình 4.7: Hồi quy Binary Logistic về ảnh hưởng của một số hành vi tiêu cực trong thời gian rảnh rỗi của NCTN VPPL đến dự định của họ khi ra trường
Hệ số B Sai biệt chuẩn Kiểm định Wald Mức ý nghĩa Sig Tỷ lệ chênh lệch Exp B) (1) .574 .284 4.075 .044 1.563 (2) .880 .463 3.615 .057 2.412 Hằng số 1.604 .184 75.698 .000 4.971
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Chú thích:
- Dự định sau khi ra trường với các giá trị: 1: Học nghề/ học văn hóa hoặc tìm việc làm; 0: chưa có dự định.
- (1): Trước khi vào TGD, trong thời gian rảnh rỗi thường tụ tập bạn bè với 2 giá trị: 1: đúng, 0: sai - (2): Trước khi vào TGD, trong thời gian rảnh rỗi thường uống rượu với 2 giá trị: 1: đúng, 0: sai
Mơ hình hồi quy cho thấy nếu cá nhân thường có các thói quen khơng phù hợp với độ tuổi chưa thành niên, như tụ tập bạn bè, uống rượu vào thời gian rảnh rỗi trước khi họ vào TGD, khuynh hướng chưa có dự định cho tương lai của họ sau khi rời TGD tăng thêm lần lượt 1,563 và 2,412 lần.
Như vậy, các kết quả đã cung cấp dữ liệu cho thấy một bộ phận NCTN VPPL tại TGD số 02- Bộ Cơng an chưa có định hướng cho tương lai của họ sau khi hết thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính tại TGD. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng xu hướng tái phạm ở NCTN, từ đó khiến tình hình NCTN VPPL thêm phần phức tạp.
Năm là, tác động của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Thống kê số liệu cơng an các địa phương đưa NCTN VPPL vào TGD theo Luật xử lý vi phạm hành chính từ năm 2014 đến ngày 16/6/2016 [78]:
- Năm 2014: 100 học sinh - Năm 2015: 179 học sinh - Năm 2016: 95 học sinh
Theo đó, từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2016, số NCTN VPPL được đưa vào TGD chỉ là 374 trường hợp.
Riêng tại TGD số 02- Bộ Công an, nếu như tại thời điểm cuối năm 2012, nhà trường quản lý 894 học sinh, thì đến tháng 3/2017, nhà trường chỉ còn quản lý 170 em.
Như vậy, có thể thấy một thực tế là số NCTN bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD có sự suy giảm mạnh thời gian gần đây. Điều này được lý giải do những thay đổi lớn về chính sách.
Hộp 4.1:
Điều 24 (đưa vào TGD), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 02/07/2002, sửa đổi tháng 04/2008 quy định:
Khoản 1. Đưa vào TGD do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với NCTN có hành vi VPPL quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào TGD là từ sáu tháng đến hai năm. Khoản 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào TGD bao gồm:
A) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;
B) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định;
C) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự cơng cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định [91].
Sự điều chỉnh được thể hiện rõ nét trong Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thơng ngày 20/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013:
Hộp 4.2:
Điều 105, chương III (thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính) Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
Khoản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Khoản 2. Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào TGD, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cũng tại luật này, điều 98 (đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào TGD) quy định: Khoản 1: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự.
Khoản 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vơ ý quy định tại bộ luật hình sự.
Khoản 3: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Khoản 4: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn [58].
Điểm khác biệt căn bản ở hai văn bản này là ở chỗ nếu như ở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, chủ tịch UBND huyện quyết định về việc đưa NCTN vào TGD dựa trên những sai phạm của NCTN trên địa bàn cư trú thì ở Luật xử lý vi phạm hành chính, việc làm này do Tịa án nhân dân cấp huyện quyết định. Trong quy định về đối tượng bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD, giữa hai văn bản cũng có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của hành vi VPPL và tình tiết cố ý hay vơ ý của hành vi. Theo đó, quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính chú trọng hơn đến việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu hình thức này khơng có tác dụng, đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi VPPL, họ mới bị đưa vào TGD. Chính vì thế, đa phần NCTN có hành vi VPPL chậm, hoặc thậm chí khơng được áp dụng biện pháp đưa vào TGD.
Xuất phát từ những căn cứ trên, có thể đưa ra một số dự báo về tình trạng VPPL ở NCTN trong thời gian tới như sau:
- Về số lượng vụ việc VPPL của NCTN: Số NCTN VPPL trong thời gian tới tuy có giảm nhẹ, song tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng lại tăng lên. Trong thực tế, tuy số học sinh nhập TGD lại suy giảm một cách trầm trọng nhưng chúng ta không thể dùng chỉ báo số lượng học sinh giáo dưỡng để đánh giá về tình hình VPPL của NCTN, do tỷ lệ bị xử lý hình sự lại gia tăng.
- Về cấu trúc nhân khẩu- xã hội: NCTN là nam giới, ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18, đã bỏ học, có nhiều thói quen xấu có khuynh hướng VPPL phổ biến hơn so với các nhóm đối tượng khác.
- Về cấu trúc hành vi: NCTN VPPL trong thời gian tới vẫn là các tội danh liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là tội danh trộm cắp tài sản. Mức độ tái phạm tuy không phổ biến song vẫn tồn tại ở một bộ phận NCTN VPPL. NCTN có nhiều thói quen xấu như sử dụng tiền vào việc chơi game online thường xuyên, đánh bạc, sử dụng ma túy, tụ tập bạn bè, uống bia rượu,… có khả năng VPPL cao hơn.
- Về cấu trúc gia đình: NCTN sinh ra, lớn lên trong những gia đình có hồn cảnh phức tạp, thiếu đầy đủ/ hồn thiện, có người thân tham gia vào các tệ nạn xã hội, say xỉn bia rượu, có cảnh cãi cọ, đánh đập, ngược đãi,… có xu hướng VPPL cao hơn.
4.3. Giải pháp phịng ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Xuất phát từ việc lý giải nguyên nhân VPPL của NCTN: nguyên nhân bản thân NCTN (thiếu hiểu biết pháp luật, có những thói quen xấu); nguyên nhân từ mơi trường gia đình của NCTN (gia đình khơng đầy đủ/ hồn thiện, trong gia đình tồn tại các hành vi lệch chuẩn, phương pháp giáo dục trong gia đình chưa phù hợp); nguyên nhân từ sự thiếu hụt trong giáo dục của nhà trường; nguyên nhân từ các môi trường xã hội khác (môi trường xã hội xung quanh của NCTN, môi trường truyền thông đại chúng), cùng với một số tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng về cấu trúc về loại hình, mức độ và nguyên nhân VPPL của NCTN, có thể khái quát các giải pháp phịng ngừa tình trạng VPPL của NCTN nhìn từ khía cạnh cấu trúc xã hội như sau:
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến gia đình người chưa thành niên
Thực tế đã cho thấy, NCTN VPPL dường như chưa nhận được sự quan tâm, giáo dục đầy đủ, chặt chẽ từ phía gia đình. Do đó, họ thường lang thang lêu lổng, tụ tập nhóm bạn xấu và do đó, nguy cơ xảy ra các hành vi VPPL gia tăng. Trong nhiều trường hợp, gia đình thậm chí cịn bao che, dung túng cho hành vi của NCTN, gây khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, cho việc đưa NCTN vào TGD,… Do đó, gia đình cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử phù hợp cho NCTN. Làm được điều này tức là sẽ giúp NCTN có lối sống văn hóa, nhận thức được hệ thống chuẩn mực, giá trị văn hóa xã hội, tránh xa nguy cơ VPPL.
Gia đình cần quan tâm đúng mức đến nhu cầu được tâm sự của NCTN. NCTN đang ở độ tuổi có những xáo trộn lớn về tâm- sinh lý, nên rất cần được sẻ chia. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy một bộ phận trong số họ bị bế tắc bởi khơng tìm được sự cảm thơng từ chính những người trong gia đình. Nhiều trường hợp phải trơng đợi ở sự tư vấn của hàng xóm, hoặc của cán bộ TGD- tức là sau khi họ đã thực hiện hành vi VPPL và bị xử lý hành chính. Có thể khẳng định rằng nếu các gia đình, người lớn quan tâm đúng mức đến nhu cầu chia sẻ của NCTN, họ hồn tồn có thể định hướng cho NCTN phát triển lành mạnh.
Gia đình cũng cần nêu cao biện pháp giáo dục bằng hình thức nêu gương.