Người trong gia đình được NCTN VPPL tâm sự thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 118 - 121)

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Biểu đồ cho thấy thứ tự người trong gia đình được NCTN thường xuyên tâm sự như sau: Mẹ (28,5%), anh chị em (24,5%), ông bà (14,9%), bố (9,6%). Tỷ lệ tâm sự với người họ hàng là 4,5%. Một số ý kiến phỏng vấn sâu cho chúng tơi biết người họ hàng đó là thím, anh em họ, thậm chí là hàng xóm,… Tuy nhiên, chúng tơi đặc biệt chú ý tới tỷ lệ 18,0% NCTN trả lời họ khơng có ai để tâm sự. Con số đáng kể đó phần nào chứng tỏ một bộ phận khá đông đảo NCTN VPPL đang cảm thấy cơ đơn ngay trong chính ngơi nhà của mình.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong một bộ phận gia đình NCTN VPPL các mối quan hệ xã hội được duy trì trong trạng thái khá lỏng lẻo, ở đó, nhu cầu tâm lý, tình cảm của NCTN chưa được quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện. 28.5 24.5 18 14.9 9.6 4.5 0 5 10 15 20 25 30

Tiểu kết chƣơng 3:

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu và thống kê đã cho thấy phần nào chân dung xã hội của NCTN VPPL: về mặt nhân thân: họ thường là nam giới, ở độ tuổi phổ biến từ 16 tuổi trở lên, đa phần có trình độ học vấn trung học cơ sở và phần lớn đã bỏ học. Xét về nơi cư trú, hơn 60% NCTN VPPL cư trú ở khu vực đô thị.

Xét về cơ cấu hành vi VPPL, đa phần NCTN thực hiện hành vi thuộc nhóm tội xâm phạm tài sản, trong đó, hầu hết là tội danh trộm cắp tài sản. Các tội danh nghiêm trọng khác như giết người, hiếp dâm tuy chiếm tỷ lệ thấp song cũng đã xuất hiện trong cơ cấu hành vi VPPL của NCTN. Mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL của NCTN càng gia tăng khi có một bộ phận NCTN vi phạm cùng lúc hai hoặc nhiều tội danh, thực hiện hành vi có sự hỗ trợ, giúp sức của người khác. Một bộ phận NCTN mặc dù đã được giáo dục, cải tạo tại các TGD, tại cộng đồng, gia đình,… song vẫn có hành vi tái phạm.

Xét về đặc điểm gia đình, một bộ phận NCTN VPPL được sinh ra, lớn lên trong các gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, thậm chí là rất thiếu thốn, đơng anh chị em, với cha mẹ có nghề nghiệp là nơng dân và trình độ học vấn của họ phổ biến là THCS. Một số NCTN VPPL sống trong gia đình thiếu hồn thiện, một số em còn phải sống nhờ sự cưu mang của họ hàng. Bầu khơng khí trong gia đình NCTN có phần ngột ngạt. Một bộ phận NCTN không thể chia sẻ hoặc nhận sự cảm thơng từ chính những người thân trong gia đình mình. Một số gia đình cịn ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.

CHƢƠNG 4

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

4.1. Nguyên nhân vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên

Rất nhiều cơng trình nghiên cứu trước đây đã lý giải về nguyên nhân khiến NCTN VPPL, như nghiên cứu của tác giả Trần Đức Châm, Lê Tiêu La, Đặng Cảnh Khanh,... Trong nội dung của luận án, chúng tôi xin đề cập một số nhóm ngun nhân chính khiến tình trạng VPPL ở NCTN có khuynh hướng gia tăng cả về số lượng lẫn cấp độ trong thời gian gần đây, nhìn từ góc độ cấu trúc.

4.1.1. Nguyên nhân từ bản thân người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Trong các nguyên nhân VPPL của NCTN, chúng tơi nhận thấy những ngun nhân từ chính bản thân họ (nguyên nhân chủ quan) là hết sức quan trọng, đóng vai trị chủ đạo trong việc khiến họ trở thành những người VPPL. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án tại TGD số 02- Bộ Công an, chúng tôi xin tập trung trình bày cụ thể 2 khía cạnh trong nội dung này: 1- Nguyên nhân VPPL từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của NCTN; và 2- Nguyên nhân từ những thói quen xấu của họ.

4.1.1.1. Nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của người chưa thành niên

Mức độ hiểu biết pháp luật của NCTN trước tiên được đo bằng chỉ báo họ có

biết hành vi của họ đã thực hiện là VPPL hay không? Kết quả điều tra như sau:

- Số NCTN biết việc họ làm là VPPL: 279/355 người (78,6%). - Số NCTN không biết việc họ làm là VPPL: 76/355 người (21,4%).

Khoảng trên 3/4 ý kiến (78,6%) cho biết họ biết việc họ làm là VPPL và sẽ bị xử lý ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao đã biết mà họ vẫn vi phạm? Đa phần trả lời rằng họ cần tiền và họ khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài việc phạm tội. Và khi bị “truy vấn” tiếp về mục đích sử dụng tiền, kết quả khảo sát cho biết phần lớn NCTN sử dụng tiền vào những cơng việc khơng chính đáng, khơng phù hợp với ngay cả người trưởng thành, chứ không chỉ là với độ tuổi chưa thành niên như chơi game online, sử dụng ma túy, đánh bạc, rủ bạn bè ăn nhậu,….

Điều đáng nói ở số liệu trên là có tới 21,4% khơng biết việc mình vừa làm là VPPL. Nếu loại trừ tình huống 21,4% các em nói dối là khơng hiểu biết pháp luật

để chối tội, thì con số này đủ để chúng ta suy ngẫm về sự thiếu hiểu biết căn bản về pháp luật của NCTN. Chính sự thiếu hiểu biết này đã dẫn họ đến con đường VPPL, bởi nếu biết, có thể họ sẽ vì sợ hãi mà dừng tay.

Xem xét theo yếu tố cấu trúc, chúng tôi hầu như không nhận thấy sự khác biệt đáng kể theo giới tính, độ tuổi, cũng như trình độ học vấn của NCTN VPPL trong đánh giá nguyên nhân VPPL của bản thân họ đến từ sự thiếu hiểu biết pháp luật. Nghĩa là mức độ đánh giá nguyên nhân VPPL do nhận thức chưa đầy đủ kiến thức pháp luật là khá tương đồng ở các nhóm khách thể khác nhau, đều ở mức xấp xỉ 21,0% ở tất cả các nhóm. Chúng tơi chỉ nhận thấy có sự khác biệt về khả năng hiểu biết pháp luật theo giới tính của NCTN VPPL. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)