NCTN phạm tội theo phân loại tội phạm năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 93 - 95)

Nội dung Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Tỷ lệ %

1. Tội phạm ít nghiêm trọng 2.389 51,16

2. Tội phạm nghiêm trọng 1.264 27,07

3. Tội phạm rất nghiêm trọng 751 16,09

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 265 5,68

Tổng 4.669 100,0

Hộp 3.2:

Khoản 3, điều 8 Bộ luật Hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù; tù chung thân hoặc tử hình [59, tr.9].

Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2015 cho phép kết luận rằng mặc dù tội phạm do NCTN gây ra đa phần dừng lại ở mức gây hậu quả lớn cho xã hội, song bên cạnh đó, vẫn cịn tới hơn 20% tội phạm ở lứa tuổi này gây ra hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho người khác, cho xã hội, đe dọa đến tính mạng, tài sản của những người xung quanh. Những hành vi như thế phần nào phản ánh tính chất cơn đồ, hung hãn trong một bộ phận NCTN VPPL.

Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cũng cho thấy tỷ lệ xử lý hình sự đối với hành vi VPPL của NCTN tăng lên, trong khi số lượng vụ việc vi phạm của họ lại đang có xu hướng giảm. Điều này cũng phần nào phản ánh mức độ nghiêm trọng gia tăng trong hành vi VPPL của các đối tượng chưa thành niên.

Tương ứng với các hành vi VPPL, tội danh, mức độ vi phạm, mức độ tái phạm và xem xét đến yếu tố đồng phạm của NCTN VPPL sẽ là các mức hình phạt phù hợp. Khung hình phạt hành chính bằng hình thức đưa vào TGD ở mức từ 6

tháng đến 24 tháng. Mức hình phạt này được xem là khá linh động, mềm dẻo và phù hợp với lứa tuổi của NCTN. Tuy nhiên, thống kê đã cho thấy, có tới 75,8% NCTN VPPL được đưa vào TGD với mức cao nhất: 24 tháng chấp hành án. Minh họa qua biểu đồ dưới đây:

Biểu 3.5: Thời gian chấp hành ở TGD của NCTN VPPL

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Biểu đồ cho thấy trong khi có tới 75,8% (269/355 người được hỏi) cho biết thời hạn chấp hành của họ là 24 tháng thì chỉ có 6 trường hợp (1,7%) cho biết thời gian họ ở TGD là 6 tháng. Việc đa phần NCTN VPPL bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD ở mức phạt cao nhất (24 tháng) chứng tỏ mức độ vi phạm của họ là khá nghiêm trọng.

Có sự khác biệt theo giới tính của NCTN với thời gian chấp hành ở TGD của họ. Theo đó, nếu như ở nam giới có tất cả các mức xử phạt hành chính từ 6 tháng đến 24 tháng, thì ở nữ giới chỉ tập trung ở mức 18 tháng và 24 tháng. Đồng thời, tỷ lệ nữ chấp hành án phạt ở TGD ở mức 24 tháng cũng cao hơn so với nam giới (84,6% so với 75,4%) (bảng 3.15)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)