Điều kiện kinh tế của gia đình NCTN VPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 108 - 111)

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Số ý kiến cho biết mức sống của gia đình họ ở mức khó khăn, thiếu thốn là 23,9%. Đặc biệt, gia đình NCTN VPPL khá đơng con: số cho biết gia đình họ có từ

13.3 62.8 23.9 Giàu có, khá giả Trung bình Khó khăn, thiếu thốn

Trong đó, có nhiều gia đình có tới 5-6 con, thậm chí có 2 trường hợp cho biết gia đình họ có tới 9 anh chị em. Thực tế đã chứng minh, việc có q đơng anh chị em sẽ ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của người lớn đối với NCTN theo hướng gia đình càng đơng con, mức độ quan tâm dành cho mỗi con sẽ giảm dần đi. Sự thiếu quan tâm, giáo dục từ phía người lớn là một nhân tố góp phần làm gia tăng các hành vi lệch chuẩn ở NCTN.

Nghề nghiệp của cha mẹ cũng là một yếu tố chi phối tới hoàn cảnh sống của gia đình NCTN. Kết quả khảo sát về yếu tố này như sau:

Bảng 3.26: Nghề nghiệp của cha mẹ NCTN VPPL

Nghề nghiệp Cha Mẹ Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % 1. Nông dân 215 60,6 219 61,7 2. Công nhân 19 5,4 37 10,4 3. Viên chức nhà nước 7 2,0 10 2,8 4. Làm thuê/ tự do 38 10,7 22 6,2 5. Buôn bán 20 5,6 32 9,0 6. Nghề khác 2 0,6 6 1,7 7. Không rõ 54 15,2 29 8,2

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Đa phần NCTN VPPL có cha hoặc mẹ là nông dân, công nhân, làm thuê hoặc làm nghề tự do, buôn bán nhỏ. Số em sinh ra trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ là viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo tìm hiểu của chúng tơi, một số em có cha mẹ làm nghề khác được liệt kê như lao động xuất khẩu, hoặc không việc làm. Đặc biệt, có những em khơng hề biết nghề nghiệp của cha mẹ mình, tỷ lệ này lên tới 15,2% đối với câu trả lời về nghề của bố và 8,2% đối với câu trả lời về nghề của mẹ.

Tương thích với yếu tố nghề nghiệp, có thể thấy trình độ học vấn của cha mẹ NCTN VPPL nhìn chung khá thấp.

Bảng 3.27: Trình độ học vấn của cha mẹ NCTN VPPL Trình độ học vấn Cha Mẹ Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % 1. Không biết chữ 31 8,7 28 7,9 2. Tiểu học 104 29,3 80 22,5 3. THCS 115 32,4 118 33,2 4. THPT 51 14,4 57 16,1 5. Sơ- trung cấp - - 5 1,4 6. CĐ- ĐH trở lên 7 2,0 13 3,7 7. Không rõ 47 13,2 54 15,2 Tổng 355 100,0 355 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Đa phần NCTN VPPL có cha mẹ có trình độ học vấn hạn chế, thậm chí là khơng biết chữ (8,7% đối với cha và 7,9% đối với mẹ), hoặc trình độ tiểu học (29,3% đối với cha và 22,5% đối với mẹ). Số có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (chỉ 2,0% người được hỏi có cha có trình độ cao đẳng- đại học trở lên, và 3,7% là con số tương ứng đối với mẹ).

Trình độ học vấn thường đi song hành với yếu tố nghề nghiệp và mức thu nhập, từ đó ảnh hưởng tới hồn cảnh kinh tế của gia đình. Rất khó để có nghề nghiệp tốt, thu nhập tốt với mức học vấn hạn chế như những trường hợp nêu trên. Sử dụng các kiểm định giữa biến số hồn cảnh kinh tế của gia đình NCTN VPPL với nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha và mẹ họ, chúng tơi nhận thấy có mức tương quan khá mạnh. Cụ thể:

Bảng 3.28: Điều kiện kinh tế của gia đình NCTN VPPL theo nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ

Tƣơng quan giữa biến số điều kiện kinh

tế của gia đình NCTN VPPL với: Hệ số Cramer’sV Mức ý nghĩa P

1. Nghề nghiệp của cha 0,339 P = 0

2. Nghề nghiệp của mẹ 0,331 P = 0

3. Học vấn của cha 0,311 P = 0

4. Học vấn của mẹ 0,283 P = 0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả nghiên cứu với mức ý nghĩa P<0,05 và các giá trị Cramer’sV dao động từ 0,283 đến 0,339 cho thấy mức ảnh hưởng tương đối mạnh giữa biến số nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ NCTN VPPL với hoàn cảnh kinh tế của gia đình họ. Theo đó, trình độ học vấn của các đối tượng trên càng cao, nghề nghiệp càng thiên về phi nông nghiệp (công chức, cơng nhân, bn bán,...) thì điều kiện kinh tế càng tốt và ngược lại.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy một bộ phận NCTN sinh ra, lớn lên trong gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, đơng anh chị em, với cha mẹ có trình độ học vấn khá thấp.

3.3.2. Sự thiếu hoàn thiện/ đầy đủ của gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới gần 42,5% người được hỏi sinh ra, lớn lên trong những gia đình khơng đầy đủ, thậm chí, có những em khơng biết bố mình là ai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)