Số hành vi VPPL được NCTN thực hiện đồng thời theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 92 - 93)

Nghề nghiệp của NCTN VPPL

Số tội danh thực hiện đồng thời

Tổng 1 tội danh 2 tội danh trở lên

Đang đi học Tần suất 47 21 68

Tỷ lệ % 69,1 30,9 100,0

Đang đi làm Tần suất 126 23 149

Tỷ lệ % 84,6 15,4 100,0 Khơng có việc làm Tần suất 110 28 138 Tỷ lệ % 79,7 20,3 100,0 Tổng Tần suất 283 72 355 Tỷ lệ % 79,7 20,3 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án NCTN đang đi học có mức độ thực hiện đồng thời 2 hành vi cao hơn hẳn so với 2 nhóm cịn lại, với 30,9%, trong khi đó, con số tương ứng ở nhóm đang đi làm là 15,4% và nhóm khơng có việc làm là 20,3%.

Ở các dạng cấu trúc khác, như cấu trúc theo nơi cư trú, thành phần dân tộc của NCTN VPPL, chúng tơi nhận thấy khơng có sự khác biệt về mức thực hiện đồng thời hai hành vi VPPL của họ. Nói cách khác, mức độ thực hiện cùng lúc nhiều hành vi VPPL là tương đương nhau giữa các nhóm khách thể nêu trên.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định khuynh hướng thực hiện đồng thời 2 tội danh ở NCTN tại TGD số 02 là một thực tế trong hành vi VPPL của NCTN. Tỷ lệ thực hiện đồng thời 2 tội danh ở nam giới phổ biến hơn so với nữ giới, xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16, ở nhóm có trình độ học vấn THCS và THPT, ở nhóm nghề nghiệp đang đi học.

3.2.3. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật

Theo đánh giá chung của cơ quan chức năng, tính chất, mức độ VPPL của NCTN ngày càng phức tạp, nguy hiểm và khó lường hơn. Nhiều trường hợp sử dụng vũ khí gây án, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Tội phạm học- Học viện Cảnh sát Nhân dân- Bộ Công an: “Qua khảo sát 893 em thì có tới 215 em (24,1%) sử dụng phương tiện xe máy; 301/893 em (33,7%) dùng dao nhọn; 205 em (23%) sử dụng mã tấu; 146 em (16,3%) sử dụng gậy sắt; 136 em (15,2%) sử dụng gậy gỗ; 76 em (8,5%) sử dụng kiếm; cịn lại là sử dụng các hung khí nguy hiểm khác như côn gỗ, gạch, đá, búa, xi lanh,…” [28, tr.24]. Bảng dưới đây sẽ cho thấy bức tranh khái quát về cơ cấu tội phạm ở NCTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)