Tỷ lệ NCTN không biết việc họ làm là VPPL theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 121 - 133)

Hệ số Cramer’sV= 0,227 với mức ý nghĩa P=0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Biểu đồ phản ánh rõ nét sự khác biệt theo giới tính của NCTN VPPL về việc nhận biết hành vi VPPL. Trong khi tỷ lệ không nhận biết hành vi VPPL ở nam giới chỉ là 19,6% thì con số tương ứng ở nữ giới lên tới 69,2%. Tuy nhiên, do nữ giới chỉ chiếm 3,7% tổng số người trả lời nên tỷ lệ này khơng có ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ của tổng. Hệ số Cramer’sV= 0,227 với mức ý nghĩa P<0,05 cho phép khẳng định mối quan hệ giữa mức độ nhận biết về pháp luật theo giới tính của người được hỏi.

Trong quá trình khảo sát lý do khiến NCTN VPPL, một trong những nguyên nhân được thiết kế trong bảng hỏi là nguyên nhân đến từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của NCTN. Nguyên nhân này nhận được 37,5% (133/355) ý kiến tán đồng.

Cũng liên quan đến mức độ hiểu biết pháp luật, có 20,8% (74/355) nghĩ rằng sẽ

19.6 69.2 21.4 0 20 40 60 80 Nam Nữ Tổng

giữa các chỉ số nêu trên. Nghĩa là sự nhận thức thiếu đầy đủ, thậm chí là “khoảng trắng” trong nhận thức về pháp luật đã dẫn dắt NCTN VPPL. Lý thuyết xã hội hóa là sự lý giải phù hợp trong trường hợp này. Chính sự thiếu hụt trong q trình xã hội hóa cá nhân NCTN VPPL, sự hoạt động thiếu hiệu quả của các mơi trường xã hội hóa như gia đình, nhà trường,... đã khiến các cá nhân khơng hoặc ít được lĩnh hội, tiếp thu các kiến thức pháp luật căn bản giúp họ tránh xa những hành vi phạm pháp. Dưới đây là mơ hình hồi quy Logistic về mối quan hệ giữa nguyên nhân VPPL do thiếu hiểu biết pháp luật với hành vi trộm cắp tài sản (hành vi phổ biến nhất trong cơ cấu hành vi VPPL của NCTN).

Mơ hình 4.1: Hồi quy Binary Logistic về tác động của sự thiếu hiểu biết pháp luật đến hành vi trộm cắp tài sản của NCTN Hệ số B Sai biệt chuẩn Kiểm định Wald Mức ý nghĩa Sig Tỷ lệ chênh lệch Exp B) (1) 1.161 .373 9.699 .002 3.193 (2) .718 .335 4.596 .032 2.051 Hằng số .846 .299 8.024 .005 2.331

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Chú thích:

Hành vi trộm cắp tài sản với các giá trị: 1: đúng; 0: sai

(1): Nguyên nhân VPPL do thiếu hiểu biết pháp luật với giá trị:1: đúng, 0: sai

(2): Trước khi thực hiện hành vi vi phạm, em có biết việc mình làm là VPPL khơng? Với các giá trị: 1: có; 0: khơng

Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ giữa sự thiếu hiểu biết pháp luật đối với hành vi trộm cắp tài sản của NCTN VPPL tại TGD số 02- Bộ Cơng an. Theo đó, khi họ khơng hiểu biết pháp luật, xác suất thực hiện hành vi trộm cắp tài sản so với việc không thực hiện hành vi này tăng thêm 3,193 lần; nếu chuyển từ trạng thái trước khi thực hiện hành vi VPPL mà họ biết hành vi đó là VPPL sang trạng thái khơng biết đó là hành vi VPPL, xác suất thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tăng tương ứng 2,331 lần.

Các mức ý nghĩa P đều trong phạm vi cho phép (<0,05) nên các giá trị nêu trên hồn tồn có ý nghĩa thống kê.

Liên quan đến mức độ hiểu biết pháp luật của NCTN VPPL, cần lưu ý đến người cung cấp, trang bị các thông tin này cho các em. Kết quả điều tra như sau:

Biểu 4.2: Nguồn cung cấp thơng tin về xử lý vi phạm hành chính cho NCTN VPPL

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Thật đáng tiếc khi nguồn cung cấp thông tin pháp luật chủ yếu cho họ lại là ở TGD: 37,2%- nguồn thơng tin có được sau khi các em đã VPPL và đã bị xử lý, tức là chỉ có tác dụng ngăn ngừa ở lần vi phạm sau của họ; hai nguồn có giá trị thống kê khá ngang nhau là từ truyền thông đại chúng: 27,3% và do bố mẹ dạy bảo: 23,1%. Nguồn từ nhà trường chiếm tỷ lệ khá thấp: 13,0% và từ bạn bè mách bảo là 9,0%.

Những thông số trên cho thấy vai trò mờ nhạt của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục, phổ biến pháp luật cho các em. Lý giải theo quan điểm cấu trúc- chức năng, có thể nhận thấy sự hoạt động thiếu hiệu quả của các thiết chế xã hội, đặc biệt là thiết chế giáo dục và thiết chế gia đình trong việc trang bị kiến thức pháp luật cho NCTN. Trong khi việc giáo dục, rèn luyện NCTN vốn được xem là nhiệm vụ chính yếu, quan trọng của 2 thiết chế này, thì chúng lại khơng đem lại cho họ những kiến thức cần thiết để họ có thể tránh xa khỏi nguy cơ thực hiện hành vi VPPL, trở thành những công dân tốt.

Như vậy, sự thiếu hiểu biết pháp luật có tác động khá mạnh mẽ đến hành vi VPPL của NCTN. Nguồn cung cấp thông tin pháp luật cho họ chủ yếu đến từ TGD, một số ít biết đến nhờ các phương tiện truyền thơng đại chúng, vai trị của gia đình và đặc biệt là của nhà trường trong việc giáo dục pháp luật cho các em là khá mờ nhạt.

37.2 27.3 23.1 13 9 0 10 20 30 40 Trường giáo

dưỡng Truyền thông đại chúng

4.1.1.2. Nguyên nhân từ thói quen xấu của người chưa thành niên

Theo nghiên cứu của đa số các nhà Xã hội học, Tội phạm học, NCTN VPPL thường có nhiều thói quen xấu, như nghiện thuốc lá, thuốc lào, thích uống rượu bia, hay gây gổ đánh nhau (phản ứng lại những người xung quanh), nghiện ma túy, thích xem phim ảnh bạo lực, phim kích động tình dục,… Theo thống kê của cơ quan cơng an: “Trong 10 năm, các TGD đã xử lý kỷ luật 6.285 lượt học sinh, cảnh cáo chiếm 42,18%; cách ly tại phỏng kỷ luật chiếm 57,82%, có 41 học sinh phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong thời gian chấp hành quyết định tại TGD” [75, tr.11]. Các số liệu này đã phản ánh một thực tế là ngay cả khi đã được đưa vào giáo dục tại môi trường rất đặc biệt- các TGD, NCTN VPPL vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi mang tính chống đối. Điều đó phần nào phản ánh thói quen, cách ứng xử khơng phù hợp trong cấu trúc hành vi của họ. Kết quả điều tra của chúng tôi tại TGD số 02- Bộ Công an cho thấy mối quan hệ giữa một số thói quen xấu với hành vi VPPL của NCTN:

Thứ nhất, thói quen đi qua đêm khơng về nhà ngủ mà khơng xin phép cha mẹ/gia đình

Trong "giới" của những người VPPL, họ gọi việc đi qua đêm không về nhà mà không xin phép là hành vi "dạt vịm".

Có tới 314/355 (88,5%) học sinh TGD cho biết họ đã từng đi qua đêm mà khơng về nhà ngủ buổi tối. Trong đó, số ý kiến cho biết họ đi với tần suất thường xuyên, dày đặc (nhiều lần trong 1 tuần) lên tới 64,6%.

Khi được hỏi về việc xin phép gia đình khi đi qua đêm, chỉ 12,4% cho biết họ có xin phép, trong khi tỷ lệ cho biết họ đi mà không xin phép chiếm đa số: 87,6%. Điểm đặc biệt là có 9,9% các em tỏ thái độ bất cần trước sự lo lắng của gia đình khi các em đi qua đêm mà khơng xin phép, bằng việc trả lời “không quan tâm” khi được hỏi về thái độ của cha mẹ khi em đi qua đêm không về nhà.

Biểu 4.3: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm khơng về nhà ngủ theo giới tính

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả điều tra cho thấy hành vi đi qua đêm không về nhà ngủ ở nam giới có phần phổ biến hơn so với nữ giới (89,2% so với 69,2%). Tuy nhiên, nhìn chung, đây vẫn là mức cao cho độ tuổi chưa thành niên ở cả hai giới.

Biểu 4.4: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm khơng về nhà ngủ theo trình độ học vấn

Hệ số Cramer’sV= 0,213, P=0,001

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Tỷ lệ có hành vi đi qua đêm khơng về nhà ngủ của các nhóm có trình độ từ tiểu học đến THPT đều ngang bằng hoặc cao hơn so với tổng (88,5%). Tỷ lệ thấp hơn so với tổng chỉ xuất hiện ở nhóm khơng biết chữ (42,9%). Tuy nhiên, do quy mơ của nhóm này khá nhỏ nên hầu như khơng có ảnh hưởng tới tỷ lệ thống kê của tổng. Các hệ số tương quan Cramer’sV=0,213 với mức ý nghĩa P<0,05 bước đầu cho thấy mối quan hệ phụ thuộc của 2 biến số xem xét.

89.2 69.2 88.5 0 30 60 90 120 Nam Nữ Tổng 42.9 94.4 88.3 93.1 88.5 0 20 40 60 80 100 Mù chữ Tiểu học THCS THPT Tổng

Biểu 4.5: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo độ tuổi

Hệ số Cramer’sV= 0,164, P=0,008

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi của NCTN có phần tỷ lệ thuận với tần suất đi qua đêm không về nhà ngủ của họ. Biểu hiện là nhóm tuổi nhỏ nhất- từ 12 đến dưới 14 tuổi, tỷ lệ này là 66,7%, 2 mức tuổi tiếp theo có tỷ lệ khá tương đương nhau (91,5% đối với nhóm từ 14 đến dưới 16 tuổi và 88,4% đối với nhóm từ 16 đến dưới 18 tuổi. Các giá trị của hệ số tương quan cũng phần nào phản ánh mối quan hệ giữa 2 biến số.

Biểu 4.6: Tỷ lệ NCTN VPPL đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ theo nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Tỷ lệ có thói quen đi qua đêm cao nhất ở nhóm khơng có việc làm (92,0%), trong khi ở 2 nhóm cịn lại, tỷ lệ khá ngang bằng nhau (86,8% ở nhóm đang đi học

66.7 91.5 88.4 88.5 0 20 40 60 80 100

12-dưới 14 tuổi 14-dưới 16 tuổi 16-dưới 18 tuổi Tổng

86.8 85.9 92 88.5 82 84 86 88 90 92 94

và 85,9% ở nhóm đang đi làm). Những con số cho thấy đây là thói quen phổ biến trong các nhóm khách thể theo nghề nghiệp.

Các hệ số tương quan đã chứng tỏ thói quen này phần nào đã ảnh hưởng tới hành vi VPPL khiến họ bị xử phạt bằng hình thức đưa vào TGD.

Bảng 4.1: Mối quan hệ giữa thói quen đi qua đêm khơng về nhà ngủ và hành vi VPPL của NCTN

Hành vi VPPL

Hành vi đi qua đêm

không về nhà ngủ Tổng Đã từng Chƣa từng 1. Trộm cắp tài sản Tần suất 271 30 301 Tỷ lệ % 86,3 73,2 84,8 Cramer’sV=0,117 với P=0,028

2. Giết người Tần suất 5 - 5

Tỷ lệ % 1,6 - 1,4

3. Cố ý

gây thương tích

Tần suất 9 - 9

Tỷ lệ % 2,9 - 2,5

4. Cướp, cướp giật tài sản Tần suất 5 - 5 Tỷ lệ % 1,6 - 1,4 5. Gây rối trật tự công cộng Tần suất 33 4 37 Tỷ lệ % 10,5 9,8 10,4

6. Hiếp dâm Tần suất 4 4 8

Tỷ lệ % 1,3 9,8 2,3

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Có thể dễ dàng nhận thấy ở tất cả các tội danh, tỷ lệ NCTN cho biết họ đã từng đi qua đêm không về nhà ngủ luôn cao hơn so với số chưa từng thực hiện hành vi này. Ở đây chúng tôi đặc biệt tập trung vào tội danh trộm cắp tài sản của NCTN, với tỷ lệ lên tới 84,8% (301/355 người trả lời). Với hệ số Cramer’sV= 0,117, mức ý nghĩa P<0,05 bước đầu cho phép khẳng định hành vi đi qua đêm khơng về nhà ngủ có mối quan hệ nhất định với việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của NCTN. Theo đó, tỷ lệ trộm cắp tài sản ở những người đã từng đi qua đêm cao hơn hẳn so với những người chưa từng thực hiện hành vi này (86,3% so với 73,2%).

Thứ hai, thói quen hưởng thụ vật chất

Số liệu khảo sát được trình bày ở biểu 3.4 và bảng 3.4, 3.5 đã cho thấy phần lớn NCTN VPPL liên quan đến nhóm hành vi xâm phạm tài sản, như trộm cắp tài sản, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản,… Điều này phần nào phản ánh động cơ VPPL xuất phát từ yếu tố kinh tế của họ. Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời phản ánh, có 159/355 (44,8%) NCTN VPPL có được gia đình chu cấp tiền hàng tháng. Bên cạnh đó, có tới 233/355 em cho biết họ phải tự lao động kiếm tiền với lý do khác nhau, như cần nhiều tiền để chi tiêu, muốn được phụ giúp gia đình, được bạn bè rủ đi làm cùng,…

Việc tự lao động để có thu nhập là đáng biểu dương, nếu nghề nghiệp đó khơng VPPL, và nếu đồng tiền kiếm được được tiêu vào những mục đích chính đáng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi lại cho thấy NCTN VPPL sử dụng tiền vào những mục tiêu chưa phù hợp với lứa tuổi của họ. Thậm chí, chính việc chi tiêu theo cách thức như vậy có thể là nguyên nhân khiến họ có hành vi VPPL. Bảng dưới đây sẽ nêu cụ thể.

Bảng 4.2: Cách sử dụng tiền của NCTN VPPL

Cách sử dụng tiền Tần suất Tỷ lệ %

1. Chơi game online 271 76,3

2. Rủ bạn ăn nhậu 104 29,3

3. Sử dụng ma túy 55 15,5

4. Đánh bạc 51 14,4

5. Chi tiêu cho cuộc sống 42 11,8

6. Tiết kiệm 10 2,8

7. Khác 12 3,4

Tổng 355 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu tiền của NCTN VPPL là hết sức phi lý: số trả lời chi tiêu vào những việc chính đáng như chi tiêu thêm cho cuộc sống gia đình và cá nhân hay tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,8% và 2,8%); trong khi đó, việc chi tiêu cho những hành vi xấu, thậm chí là phạm pháp chiếm tỷ lệ rất cao: chơi game online (76,3%), rủ bạn bè ăn nhậu (29,3%), sử dụng ma túy (15,5%), các hình

thức đánh bạc (14,4%). Số liệu thống kê của chúng tơi cho thấy có những em tham gia vào tất cả các hành vi xấu nêu trên mà khơng tham gia vào bất kỳ hành vi tích cực nào. Trong số này, chúng tôi thực sự cảm thấy bất ngờ với tỷ lệ các em cho biết dùng tiền để sử dụng ma túy lên tới 55/355 em (15,5%). Một số em cho biết mình chỉ thử dùng ma túy cho biết cảm giác, một số khẳng định mình chưa bị nghiện, mới chỉ cùng bạn bè thử một vài lần để “không thua kém bạn bè”,… Mặc dù vậy, đây cũng là một thực trạng đáng báo động, bởi ma túy là thứ không nên thử- dù chỉ một lần. Tuy nhiên, tỷ lệ 15,5% này lại phù hợp với ý kiến phỏng vấn một giáo viên tại TGD số 02: “Nhiều em bị đưa vào trường vì sử dụng ma túy, rồi khi khơng có tiền thì trộm cắp vặt quanh khu vực cư trú. Do đó, có thể nói các em bị đưa vào TGD vì nhiều hành vi VPPL cùng lúc” [nam, giáo viên TGD số 02, 37 tuổi].

Điểm đáng lưu ý ở bảng số liệu là ở tỷ lệ trả lời phương án chi tiêu tiền vào hoạt động “khác”. Kết quả xử lý số liệu định tính cho biết hoạt động “khác” ở đây khá đa dạng, một số cho biết họ sử dụng tiền để “bao gái” (từ của NCTN VPPL), một số tiêu tiền vào việc “chơi gái mại dâm”, một số sử dụng để đi bar, vũ trường,… Điều này cũng phản ánh phần nào thói quen xấu của NCTN VPPL.

Bảng 4.3: Hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực của NCTN VPPL theo giới tính

Giới tính Chỉ số Hành vi Chơi game online Rủ bạn ăn nhậu Sử dụng ma túy Đánh bạc

Nam giới Tần suất 264 104 53 51

Tỷ lệ % 77,2 30,3 15,5 14,9

Nữ giới Tần suất 7 - 2 -

Tỷ lệ % 53,8 - 15,4 -

Tổng Tần suất 271 104 55 51

Tỷ lệ % 76,3 29,3 15,5 14,4

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Sự khác biệt theo giới được thể hiện ở chỗ nếu như nam giới tham gia vào tất cả hành vi sử dụng tiền theo hướng tiêu cực thì ở nữ giới chỉ tập trung vào 2 hành vi: chơi game online và sử dụng ma túy, hai hành vi còn lại (rủ bạn ăn nhậu và đánh bạc) không xuất hiện ở nữ giới.

Xem xét tương quan với yếu tố độ tuổi của NCTN VPPL đối với các thói

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 121 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)