Tình trạng gia đình của NCTN VPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 111 - 114)

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án 57.5 24.5 9.6 8.5 Đủ bố mẹ Thiếu bố Thiếu mẹ Thiếu cả bố và mẹ

Biểu đồ cho thấy có tới 151/355 (42,5%) NCTN VPPL cho biết họ sống trong gia đình thiếu vắng sự chăm sóc của hoặc bố, hoặc mẹ, hoặc cả bố lẫn mẹ. Đây là một thiệt thịi lớn đối với họ bởi sống trong hồn cảnh đặc biệt như vậy, các em rất dễ có cảm giác mặc cảm, buồn chán, tự ti và nhiều khi- đó là sự thiếu định hướng của cha mẹ- những người vừa bằng tình thương, vừa có trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ các em. Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời phản ánh không có sự khác biệt lớn theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp trước khi vào TGD của NCTN VPPL về tình trạng gia đình của họ. Nghĩa là, tỷ lệ cho biết đặc điểm tình trạng gia đình họ là khá ngang bằng nhau giữa các lớp khách thể khảo sát.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng câu hỏi lọc về lý do thiếu vắng bố hoặc mẹ, hoặc cả bố lẫn mẹ đối với 151 trường hợp này, kết quả như sau:

- Bố/mẹ đã mất: 63,0%

- Bố mẹ ly thân/ly hôn: 32,4%

- Bố/ mẹ để em cho người khác nuôi: 14,5% - Bố/mẹ đi làm ăn xa: 7,3%

- Bố/mẹ đang ở trại giam: 7,3% - Khơng có bố: 5,3%

Kết quả cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến NCTN VPPL sống thiếu cha mẹ. Trong đó, có những em rơi vào hồn cảnh cùng một lúc phải chấp nhận nhiều hơn 1 nguyên nhân thiếu cha mẹ trong số những nguyên nhân được chúng tôi liệt kê ở trên. Trong đó, tỷ lệ cho biết cha, mẹ đã mất là cao nhất, lên tới 63%. Sau đó là tỷ lệ các em sống trong gia đình có bố mẹ ly thân/ ly hôn. Bố mẹ để em cho người khác ni dưỡng cũng là một hồn cảnh đặc biệt của NCTN VPPL. Tỷ lệ này chiếm vị trí thứ ba với 14,5%. “Người khác” ở đây có thể là ông bà nội/ ngoại, hoặc cô, dì, chú, bác. Chúng tơi có phỏng vấn 1 trường hợp trong diện này thì được biết cuộc sống của em rất tẻ nhạt, em hay bị mắng chửi và hầu như không nhận được thái độ thân thiện của người phải ni dưỡng em. Thậm chí, em cho biết họ coi em như một “cục nợ” mà vì “đen đủi”, họ mới “dính” phải [nam, 15 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản, sống cùng chú, thím).

Ngồi những thiếu hụt trong gia đình từ các lý do trên của NCTN VPPL, cịn phải kể đến việc bố/mẹ các em đang đi làm ăn xa hoặc khơng có bố (một số do được sinh ra từ những bà mẹ đơn thân, một số do bố đã bỏ đi từ khi họ còn quá nhỏ) và bố, mẹ đang ở trại giam.

Khảo sát tại các TGD tháng 9/2015 cho biết hồn cảnh gia đình của NCTN VPPL tại đây như sau:

- Số có hồn cảnh đặc biệt khó khăn: 53 (16,16%) - Số khơng có nơi nương tựa: 3 (0,91%)

- Số có bố mẹ ly thân, ly hôn, bố hoặc mẹ chết hoặc bỏ đi: 127 (38,72%) - Số có hồn cảnh bình thường: 145 (44,21%) [77, tr.2].

Những số liệu trên phản ánh cuộc sống gia đình khá thiếu thốn, khó khăn của NCTN VPPL.

Cũng phục vụ cho việc tìm hiểu về sự thiếu hồn thiện của gia đình NCTN VPPL, chúng tơi có đặt câu hỏi sau khi rời TGD, NTCN VPPL sẽ sống với ai. Kết quả nghiên cứu như sau:

- Sẽ ở cùng ông/bà, bố/mẹ, anh/chị/em: 92,4% - Sẽ ở cùng họ hàng: 1,7%

- Sẽ ở cùng bạn bè: 1,1% - Sẽ ở một mình: 4,8%.

Kết quả khảo sát tại các TGD tháng 9 năm 2015 khá tương đồng với những số liệu nêu trên. Cụ thể:

- Số cho biết sẽ ở cùng bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, ông bà nội, ngoại: 93,91% - Số sẽ ở cùng họ hàng: 1,83%

- Số sẽ ở một mình: 3 (0,91%) - Số chưa biết ở với ai: 11 (3,35%).

Với tỷ lệ NCTN VPPL xác nhận họ sẽ ở cùng bạn bè hoặc sẽ ở một mình, thậm chí là chưa biết ở với ai sau khi họ rời TGD chứng tỏ sự thiếu thốn tình cảm gia đình của một bộ phận NCTN VPPL hiện nay. Đặc biệt hơn khi họ đang ở độ tuổi chưa trưởng thành, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả trong việc đáp ứng

những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, khi khơng có sự trợ giúp, định hướng của người lớn.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã phản ánh về sự thiếu đẩy đủ, hoàn thiện trong gia đình của rất nhiều NCTN VPPL với việc họ phải sống thiếu bố, thiếu mẹ hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ. Ngay cả sau khi họ rời TGD, nhiều người trong số họ sẽ phải sống cùng bạn bè hoặc sống một mình.

3.3.3. Khơng khí gia đình

Khái niệm khơng khí gia đình của NCTN VPPL được chúng tơi triển khai theo một số chiều cạnh: đó là bầu khơng khí vui vẻ, hạnh phúc hay căng thẳng trong gia đình; đó là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; đó là sự quan tâm của người lớn đối với các hoạt động mà NCTN tham gia (như học tập, vui chơi giải trí,…); đó cịn là sự chia sẻ, tâm sự giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Xuất phát từ các khía cạnh trên, chúng tơi tìm hiểu cảm nhận của chính NCTN về khơng khí gia đình của họ. Kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)