Nhóm giải pháp về làm trong sạch môi trường xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 173)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp phòng ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật

4.3.3. Nhóm giải pháp về làm trong sạch môi trường xã hội

Cần xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh. Để làm được điều này, các dịch vụ kinh doanh có điều kiện như cầm đồ, karaoke, nhà nghỉ, quán bar,… cần được quản lý chặt chẽ để NCTN ít có cơ hội tiếp xúc với những khía cạnh tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó họ có thể hồn thiện nhân cách của mình.

Cần chú ý làm lành mạnh hóa mơi trường truyền thơng đại chúng. Tỷ lệ cao NCTN chơi game online, xem phim thiếu lành mạnh, thậm chí VPPL để có tiền chơi game online,… cho thấy mặt trái của truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet đang góp phần đáng kể vào việc làm gia tăng tình trạng VPPL ở NCTN.

Cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện để NCTN VPPL có thể tái hịa nhập cộng đồng, tránh kỳ thị, xa lánh họ. Như chúng tơi đã phân tích ở trên, lý thuyết “gán nhãn” là một rào cản đối với q trình hồn lương của NCTN. Rất nhiều người trong số họ sau khi thực hiện hành vi VPPL đã thực sự ăn năn, hối cải, song chưa nhận được sự chấp nhận từ phía cộng đồng, chính bởi những cái “nhãn” được tạo ra do những hành vi VPPL của họ đem lại. Điều này có thể dẫn đến những hệ quả rất tai hại là có một bộ phận NCTN sẽ tiếp tục lún sâu vào con đường tội lỗi, xuất phát từ những định kiến của cộng đồng xã hội. Chính vì thế, rất cần một thái độ yêu thương, quan tâm, chia sẻ từ phía cộng đồng để con đường hòa nhập của NCTN VPPL ngắn lại.

4.3.4. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác của lực lượng công an nhân dân

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phịng chống tình trạng VPPL nói chung, NCTN VPPL nói riêng, lực lượng cơng an nhân dân có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng này, thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, Bộ công an cùng các cơ quan chức năng cần tiếp tục tham mưu, đề xuất với Thủ tướng chính phủ phê duyệt bổ sung dự án “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do NCTN gây ra” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống tội phạm giai đoạn 2016-2020 [38, tr.182-183]. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mơ hình tại địa phương về “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em,

NCTN VPPL dựa vào cộng đồng” theo quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 [38, tr.183]. Làm được điều này tức là chúng ta đã có căn cứ pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện tổng lực, đồng bộ các giải pháp, sử dụng tối đa các nguồn lực để ngăn ngừa, đấu tranh nhằm giảm thiểu tình trạng VPPL ở NCTN.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý lưu trú, đưa vào diện theo dõi đặc biệt đối với đối tượng lai vãng, khơng có nơi lưu trú cụ thể, khơng khai báo tạm trú,… Quản lý chặt chẽ các đối tượng chưa thành niên có tiền án, tiền sự tại địa phương. Những việc làm này có tác dụng kiểm sốt, giám sát hiệu quả đối với các đối tượng chưa thành niên có nguy cơ VPPL cao, từ đó có tác dụng phịng ngừa tội phạm.

Thứ ba, cần tăng cường cơng tác xét xử lưu động. Đây là việc làm vất vả, khó khăn đối với các lực lượng chức năng, nhất là cơ quan công an, do phải đảm bảo yêu cầu an toàn của buổi xử án. Tuy nhiên, hoạt động này là hết sức cần thiết bởi nó có tác dụng răn đe đối với các đối tượng có ý đồ VPPL. Đồng thời giúp người dân tại nơi xảy ra vụ án nắm vững nội tình vụ việc, qua đó hạn chế những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo an ninh trật tự.

Thứ tư, các TGD và trại giam thuộc Bộ Công an cần thực hiện nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng mang tính trách nhiệm và nhân văn trong quản lý, giáo dục và hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ NCTN VPPL để họ có thể nhận ra lỗi lầm của mình để có thể hồn lương, hịa nhập với đời sống xã hội.

4.3.5. Nhóm giải pháp về đề xuất chính sách

Nhóm giải pháp này liên quan đến các yếu tố về chính sách xã hội nhằm ngăn chặn, phịng ngừa và đấu tranh với tình trạng NCTN VPPL. Đây được xem là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng, thậm chí là quyết định đối với việc tấn công trực diện nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng VPPL ở NCTN giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thực tế đã cho thấy, NCTN có thể biết hành vi mà họ thực hiện là VPPL nhưng mức độ hiểu biết lại rất giới hạn. Trong nhiều trường hợp, các em chỉ được biết về mức xử lý vi phạm đối với hành vi của mình khi tịa đã tun án, hoặc được các cán bộ trại giam hoặc TGD truyền đạt,… Việc làm này rõ ràng chưa có tính chất ngăn ngừa đối với

các hành vi vi phạm của NCTN. Do đó, nhất thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với đối tượng chưa thành niên nhằm trang bị, cung cấp kiến thức pháp luật cho họ, giúp họ tránh xa con đường tội lỗi. Việc tuyên truyền cần được tiến hành qua nhiều kênh thông tin, như qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua nhà trường và các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, qua hệ thống loa đài ở địa phương, qua các sân chơi, sinh hoạt tập thể,…. Phương thức tuyên truyền cũng cần đa dạng, linh hoạt, dễ tiếp thu, dễ hiểu, nhất là khi các đối tượng chưa thành niên VPPL thường có trình độ học vấn, trình độ nhận thức hạn chế, hầu hết đã bỏ học từ rất sớm, thậm chí là khơng biết chữ.

Thứ hai, đẩy mạnh việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu lao động. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đa phần NCTN VPPL đã bỏ học, trong đó, một bộ phận đã đi làm để tự kiếm sống. Tuy nhiên, có thể do trình độ học vấn thấp, cơ hội việc làm hạn chế, nên phần lớn họ làm việc trong những ngành nghề khá nhạy cảm, dễ tiếp xúc với các mặt trái của xã hội, như bồi bàn, phục vụ quán ăn, quán nhậu, quán karaoke,… do đó họ dễ sa vào các hành vi VPPL. Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo và xuất khẩu lao động thì sẽ xây dựng được mục đích, động lực sống tích cực cho NCTN, qua đó hạn chế tình trạng VPPL ở họ.

Thứ ba, cần hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là luật có liên quan đến NCTN. Trong thời gian qua, Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập cần xử lý, làm rõ để hạn chế tình trạng VPPL ở NCTN. Theo đó, giáo dục tại cộng đồng là cần thiết, song với những trường hợp vi phạm có tính hệ thống, vi phạm nhiều lần mà khơng có hướng sửa chữa, khắc phục, cần kiên quyết xử lý bằng những chế tài có tính răn đe cao hơn. Bên cạnh đó, cũng cần hồn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, cầm đồ, internet,… liên quan đến việc cho NCTN tiếp xúc với các dạng cơ sở kinh doanh có điều kiện này. Các quy định về văn hóa phẩm, sử dụng các chất kích thích,… cũng cần đặc biệt chú trọng đến nhóm tuổi chưa thành niên để có thể ngăn chặn từ xa đối với các hành vi VPPL từ những khía cạnh này.

Thứ tư, cần tăng mức phạt đối với hành vi bán rượu, bia, thuốc lá cho các đối tượng chưa thành niên nhằm hạn chế tình trạng VPPL sau khi sử dụng chất kích

thích ở những đối tượng này. Trong thực tế, việc sử dụng chất kích thích có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng các hành vi VPPL không chỉ ở NCTN mà ngay cả với những người lớn tuổi. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy một tỷ lệ khá lớn NCTN trong thời gian nhàn rỗi thường có thói quen rủ bạn bè ăn nhậu, tụ tập bạn bè uống bia rượu, sau đó gây ra các vụ việc VPPL,… Điều đó đặt ra yêu cầu phải giám sát, xử lý mạnh tay hơn đối với những kẻ gián tiếp làm gia tăng tội phạm nêu trên.

4.3.6. Nhóm giải pháp về giáo dục kỹ năng tự kiểm soát, thay đổi kiểu hành vi của người chưa thành niên của người chưa thành niên

Xuất phát từ một thực tế là NCTN VPPL thường có cá tính mạnh, dễ xung đột với những người xung quanh, thích thử, thích khám phá. Đặc biệt, họ có những thói quen chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên, như ham mê chơi game online, thích tụ tập bạn bè ăn nhậu, có lối sống thích hưởng thụ vật chất, một bộ phận nghiện ma túy, có khuynh hướng tình dục thiếu lành mạnh,… cộng với việc họ bỏ học sớm, mức độ hiểu biết pháp luật có hạn, làm gia tăng hành vi vi phạm ở lứa tuổi này trong thời gian vừa qua.

Nhằm giảm thiểu tình trạng VPPL ở độ tuổi chưa thành niên, trước hết, chính những NCTN cần nâng cao mức độ kiểm soát hành vi của chính họ, khơng sống a dua, đua địi, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Từ đó sẽ hạn chế được mức độ ảnh hưởng tiêu cực từ phía mơi trường xung quanh đối với NCTN.

Trong lý luận về kiểm sốt xã hội, các nhà xã hội học có đề cập đến 2 dạng kiểm sốt chính: kiểm sốt bên ngồi - được thực hiện bởi các thiết chế xã hội, như pháp luật, gia đình, nhà trường, đạo đức, dư luận xã hội,… và kiểm sốt bên trong- chính là quá trình các cá nhân dựa trên khả năng lĩnh hội, tiếp nhận các tri thức, chuẩn mực xã hội để thực hiện cơ chế tự kiểm soát.

Tự kiểm sốt thực chất là một giải pháp vơ cùng hữu hiệu để hạn chế tình trạng VPPL và chuẩn mực xã hội trong xã hội nói chung, ở NCTN nói riêng. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng tự kiểm sốt lại là cơng việc hết sức khó khăn, vì điều này chỉ một phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các thiết chế xã hội, song lại phần lớn phụ thuộc vào sự tự giác của các cá nhân, trong khi ý thức tự giác NCTN VPPL lại chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Do đó, ngay từ thuở ấu thơ, nhất thiết phải xây dựng cho các cá nhân ý thức trách nhiệm, biết lo lắng, sợ hãi khi thực hiện các hành

vi không phù hợp để dần rèn luyện cho họ khả năng tự kiểm sốt tốt đối với các mơi trường, các điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Chúng tôi vẫn cho rằng, xây dựng kiểm soát bên trong mỗi cá nhân tốt là giải pháp căn bản, hữu hiệu nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hành vi VPPL hữu hiệu nhất.

Tiểu kết chƣơng 4:

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định về tác động của một số nhân tố đến tình trạng vi phạm pháp luật ở NCTN:

Thứ nhất, bản thân NCTN VPPL cũng có nhiều thói quen xấu, đó là cá tính thích thể hiện, thường sử dụng tiền vào những hoạt động thiếu chính đáng như chơi game online, đánh bạc, hút, chích ma túy, tụ tập uống rượu bia, quậy phá, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng,… Ngay cả khi họ đã chấp hành án tại TGD, tỷ lệ vi phạm nội quy, quy chế TGD cũng khá phổ biến. Điều đáng nói là khi có những hành vi chưa đẹp mắt, thậm chí là phạm pháp như vậy, song sự hiểu biết về pháp luật của NCTN VPPL lại rất hạn chế. Khả năng nhận thức pháp luật phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ. Nghĩa là ở mức học càng cao, khả năng hiểu biết pháp luật của họ càng cao và ngược lại. Song đáng tiếc, đa phần trong số họ đều đã bỏ học nên mức độ hiểu biết pháp luật của họ nhìn chung khá thấp.

Thứ hai, gia đình của NCTN có nhiều yếu tố có tác động khơng tốt đối với sự hình thành nhân cách của họ, biểu hiện ở bầu khơng khí gia đình căng thẳng, ngột ngạt, khơng có trật tự thứ bậc. Trong gia đình cịn có sự tồn tại của nhiều hiện tượng xấu, thậm chí là tệ nạn xã hội và tội phạm. Phương pháp giáo dục của gia đình cũng chưa thực sự hiệu quả trong việc giáo dục NCTN. Trình độ học vấn của cha mẹ thấp kém, điều kiện kinh tế hạn chế cũng là những lực đẩy không nhỏ khiến NCTN VPPL. Thứ ba, xét về môi trường giáo dục (nhà trường), ngay cả khi NCTN còn đang đi học, tỷ lệ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khiến họ phải vào TGD vẫn lên tới trên 60% chứng tỏ giáo dục trong nhà trường phổ thơng chưa đóng vai trị thuyết phục trong việc ngăn ngừa tình trạng VPPL ở NCTN. Trong việc cung cấp thông tin pháp luật phổ biến cho NCTN, vai trò của nhà trường khá mờ nhạt.

Thứ tư, xét về môi trường xã hội, sự xuất hiện của những hành vi phạm pháp xung quanh NCTN, cộng với những tác động từ mặt trái của truyền thông đại

chúng, của game online, của phim ảnh thiếu lành mạnh,… cũng góp phần làm gia tăng tình trạng NCTN VPPL.

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết số 2 của luận án.

Về xu hướng VPPL của NCTN trong thời gian tới:

Xuất phát từ việc phân tích số liệu thống kê từ cơ quan chức năng; từ kết quả điều tra về khuynh hướng lặp lại hành vi VPPL của NCTN khi gặp tình huống tương tự như khi họ thực hiện hành vi VPPL khiến họ bị xử lý hành chính; từ sự thiếu định hướng rõ nét về dự định sau khi rời TGD của NCTN VPPL và từ tác động của luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, có thể dự báo tình trạng VPPL của NCTN trong thời gian tới sẽ giảm nhẹ, song khá phức tạp với nhiều loại tội danh, tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng có phần gia tăng.

Với các căn cứ và nội dung dự báo như trên, giả thuyết số 3 của luận án đã được khẳng định.

Về giải pháp ngăn ngừa tình trạng VPPL ở NCTN:

Từ việc tìm hiểu những nguyên nhân khiến NCTN VPPL cho thấy để ngăn chặn tình trạng VPPL ở NCTN cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: từ mơi trường gia đình, nhà trường, mơi trường xã hội đến những điều chỉnh trong chính sách, trong cơng tác của lực lượng công an nhân dân và việc giáo dục kỹ năng tự kiểm soát, thay đổi các kiểu loại hành vi chưa phù hợp ở NCTN.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về cấu trúc xã hội của NCTN VPPL thơng qua chính cái nhìn của những người trong cuộc- những học sinh TGD số 02- Bộ Công an, đồng thời lý giải phần nào về nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL ở những NCTN, luận án đưa ra những kết luận sau:

Một là, NCTN VPPL thường là nam giới, phần lớn ở độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, đa phần có trình độ học vấn THCS và phần lớn đã bỏ học, cư trú ở khu vực đô thị. Một bộ phận NCTN VPPL được sinh ra, lớn lên trong các gia đình có hồn cảnh phức tạp, kinh tế khó khăn, đông anh chị em, với đa phần cha mẹ có nghề nghiệp là nơng dân, có trình độ học vấn THCS.

Hai là, phần lớn NCTN thực hiện hành vi VPPL thuộc nhóm tội xâm phạm tài sản, trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là tội danh trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, các tội danh nghiêm trọng khác như giết người, hiếp dâm cũng đã xuất hiện trong cơ cấu hành vi VPPL của NCTN đã phần nào phản ánh mức độ phức tạp về tội phạm ở lứa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)