Cấu trúc về loại hình tội phạm của người chưa thành niên vi phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.6. Cấu trúc về loại hình tội phạm của người chưa thành niên vi phạm pháp

Trong “Thanh thiếu niên làm trái pháp luật- Thực trạng và giải pháp”, tác giả Trần Đức Châm đã tiến hành các nghiên cứu can thiệp với nhóm thanh thiếu niên có

hành vi trái pháp luật. Với các biện pháp mang tính tâm lý học và cơng tác xã hội, nhóm nghiên cứu đã gần gũi, tạo dựng niềm tin với các đối tượng vị thành niên phạm tội, tiến hành các hoạt động tham vấn, trợ giúp pháp lý cho đối tượng này. Tác giả Trần Đức Châm đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tỷ lệ cũng như mức độ nghiêm trọng của tội phạm chưa thành niên hiện nay, trong đó tốc độ gia tăng nhanh và mạnh ở đơ thị, độ tuổi đang ngày càng trẻ hố, nhiều vi phạm trước kia chưa từng có nay đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng như tội giao cấu với trẻ em. Bằng những nghiên cứu thực tế, tác giả chỉ ra, phần lớn những em VPPL ở đây đều gặp những vấn đề trong gia đình như cha mẹ ly thân, ly hôn, cha mẹ vào tù hay nghiện ngập, cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong nuôi dạy con cái [8].

Năm 2005, tác giả Lê Tiêu La trong cuốn sách chuyên khảo: “Tình trạng tội phạm của NCTN tại Việt Nam hiện nay” đã đề cập đến thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm do NCTN gây ra. Qua nghiên cứu thực nghiệm, ông khẳng định:

- Số NCTN phạm tội có xu hướng tăng lên cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ nghiêm trọng.

- Một số loại tội phạm trước đây khơng có hoặc ít xảy ra trong độ tuổi này, thì nay lại xảy ra và có xu hướng tăng, như nhóm tội về ma túy, tội mơi giới mại dâm, tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em.

- Tội phạm do NCTN gây ra cũng hết sức đa dạng, phức tạp như các loại tội phạm mà người phạm tội lớn tuổi gây ra (trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm kinh tế, tội phạm về chức vụ, xâm phạm hoạt động tư pháp,…).

- Mặc dù án phạt tù của tội phạm NCTN từ 5 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng từ trên 5 năm đến 20 năm chiếm một tỷ lệ không nhỏ là 40% [49, tr.64].

Cũng trong năm 2005, trong Luận án Tiến sĩ Xã hội học, tác giả Phạm Đình Chi đặc biệt chú ý đến tội phạm vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận định: “So sánh với các giai đoạn đổi mới và giai đoạn đầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, tội phạm vị thành niên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay tuy có giảm hơn về số lượng tội phạm nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm thì khơng giảm, mà ngược lại gia tăng liên tục. Đặc biệt từ năm

2000 đến nay, số tội phạm bị đưa ra xét xử ở khung hình phạt từ 7 năm tù trở lên gia tăng nhanh; trong khi số tội phạm ở tuổi vị thành niên bị xét xử ở khung hình phạt dưới 7 năm tù ngày càng giảm dần” [11, tr. 94].

Trong các cơng trình lý luận và khoa học quan trọng nhất về phòng chống tội phạm thời gian gần đây, chúng ta phải kể đến bộ sách lớn gồm 3 tập mang tên “Tội phạm học Việt Nam” (2012) do Học Viện cảnh sát nhân dân với sự tham gia của nhiều tên tuổi khoa học lớn biên soạn (Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn, Nguyễn Xuân Yêm tổng chủ biên). Đây được xem là bộ sách toàn diện và đầy đủ nhất về tội phạm và cơng tác phịng chống tội phạm. Bộ sách có kết cấu khá đồ sộ với nội dung chính được đề cập mang tính tồn diện về tội phạm:

Tập 1: Tội phạm học đại cương Tập 2: Tội phạm học chuyên ngành

Tập 3: Các chương trình phịng chống tội phạm của chính phủ

Trong 3 tập sách kể trên, nhóm tác giả đã dành phần lớn nội dung trong tập 2 phân tích về các tội phạm cụ thể, trong đó riêng chương XXVII đề cập đến đặc điểm tội phạm học và các tội phạm do NCTN gây ra. Với dung lượng 47 trang, chương sách đã mô tả khá rõ nét về chân dung tội phạm do NCTN gây ra. Nhóm tác giả đã nhận định đặc điểm chung của các loại tội phạm NCTN như sau:

- Một là, số NCTN phạm tội hàng năm có xu hướng tăng lên cả về số vụ việc phạm tội và tính chất mức độ nghiêm trọng.

- Hai là, tội phạm do NCTN gây ra cũng hết sức đa dạng và phức tạp (….) chủ yếu tập trung vào các tội như: Trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, gây rối trật tự cơng cộng, gây thương tích, chống người thi hành cơng vụ, hiếp dâm,…

- Ba là, một số loại tội phạm trước đây khơng có hoặc ít có trong độ tuổi chưa thành niên thì nay lại phát triển và có xu hướng tăng như tội chống người thi hành công vụ, các tội về ma túy [102, tr.1460-1462].

Với tính chất tồn diện, phản ánh đầy đủ các chiều cạnh về tội phạm, trong đó có tội phạm do NCTN gây ra, nội dung của bộ sách này đã đánh dấu một sự chuyển biến khoa học mạnh mẽ trong nhận thức và hành động phòng chống tội phạm ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)