Cấu trúc theo độ tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.1. Cấu trúc theo độ tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Một số nghiên cứu gần đây do Văn phòng Tư pháp và Phòng ngừa phạm tội vị thành niên – Bộ Tư pháp Mỹ (OJJDP) tài trợ cho các chương trình nghiên cứu về các nguyên nhân và yếu tố liên quan, ảnh hưởng và tác động đến tội phạm cho thấy:

Phạm pháp, sử dụng ma túy, và các hành vi lệch chuẩn khác bắt đầu ở lứa tuổi sớm hơn so với trước đây. Tội phạm nghiêm trọng có khả năng liên quan đến việc sử dụng ma túy, hoạt động tình dục sớm, tham gia các băng nhóm thanh thiếu niên phạm pháp,...

Hiện đã có một sự thay đổi trong các đặc điểm nhân khẩu học của người phạm tội là thanh thiếu niên. Theo đó, tuổi của người phạm tội đang trẻ hóa so với trước đây.

Sự phát triển của hành vi gây rối và đi quá giới hạn ở các bé trai thường diễn ra theo trình tự tăng dần, với vấn đề hành vi ít nghiêm trọng hơn xảy ra trước những hành vi nghiêm trọng hơn.

Tuổi thơ bị ngược đãi có liên quan tới việc gia tăng thêm 25% nguy cơ thanh thiếu niên tham gia vào một loạt các hành vi lệch chuẩn: phạm pháp nghiêm trọng và bạo lực, sử dụng ma túy, học tập và rèn luyện kém trong trường học, bệnh tâm thần, và mang thai tuổi vị thành niên [111].

Tổ chức National Institute of Justice (Anh quốc) trong một nghiên cứu đã chỉ ra: Tỷ lệ vi phạm có xu hướng tăng từ những năm cuối của thời thơ ấu (khoảng từ 9 tuổi), đạt đỉnh ở tuổi thiếu niên (15-19) và sau đó giảm dần ở những năm sau của tuổi 20. Đây là xu hướng tuổi hình chng, gọi là đường cong tuổi tội phạm. Đường cong này mơ tả chính xác những xu hướng phạm tội: như tơi phạm về tài sản thì đạt mức cao nhất sớm hơn tội phạm về bạo lực hay tỉ lệ phạm tội cao nhất ở nhóm trẻ lớn lên trong khu dân cư có đời sống khó khăn nhất [110].

Năm 2005, trong luận án tiến sĩ Xã hội học, khi phân tích về về độ tuổi của tội phạm vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Phạm Đình Chi khẳng

định: Phân tích về độ tuổi, các em phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 11,7%; từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm 88,3% [11, tr.124].

1.2.2. Cấu trúc về trình độ học vấn của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Năm 2004, tác giả Đặng Cảnh Khanh đã chủ trì đề tài: “Vị thành niên, chính sách vị thành niên và cơng tác phòng ngừa tội phạm vị thành niên”. Đề tài tiến hành khảo sát 2.107 vị thành niên thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau, sinh sống tại khu vực đơ thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế; tại khu vực nông thôn thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du, miền núi. Kết quả điều tra đã cho thấy bức tranh về hành vi VPPL của vị thành niên. Phần lớn những tư liệu nghiên cứu của đề tài trên cũng đã được tập hợp và trình bày trong tài liệu “Vị thành niên và chính sách với vị thành niên” của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh. Tác giả cũng đưa ra con số là gần một nửa số vị thành niên VPPL là đối tượng đã bỏ học. Số lượng đơng đảo nhất trong nhóm vị thành niên phạm tội là các em có trình độ văn hố lớp 1: 16,05%, lớp 2:14,05%, lớp 3: 12,37%, lớp 4: 11,37%... và cứ giảm dần theo trình tự của các lớp học cao hơn. Số các em có trình độ văn hố từ lớp 10 trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 4,68% [50, tr. 43]. Các chỉ báo mà tác giả đưa ra thêm một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục văn hoá đối với vị thành niên, nhất là vị thành niên VPPL.

Cũng liên quan đến khía cạnh học vấn của NCTN VPPL, kết quả nghiên cứu của Luận án của tác giả Phạm Đình Chi (2005) lại cho thấy tội phạm vị thành niên ở thành phố Hồ Chí Minh có trình độ học vấn khá cao, tuy nhiên kết quả học tập của họ là khá hạn chế: đa phần tập trung ở nhóm THCS (62,3%), THPT (20,3%) và thấp nhất là nhóm tiểu học (18,3%); 70% học ở mức trung bình, 18,3% học khá, giỏi và 11,7% học ở mức yếu kém [11, tr. 124-126].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)