Cấu trúc về khu vực cư trú của người chưa thành niên vi phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 30 - 31)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.3. Cấu trúc về khu vực cư trú của người chưa thành niên vi phạm pháp

Về địa bàn cư trú, tác giả Phạm Đình Chi (2005) khẳng định phần lớn các em phạm tội có gia đình sinh sống ở các khu vực dân cư nội thành vốn dễ tiêm nhiễm về các thủ đoạn phạm tội và tệ nạn xã hội (63% sống ở nội thành), 37% sống ở khu vực ngoại thành.

Về loại hình cư trú, tác giả cho biết số em sống trong gia đình có hộ khẩu thường trú chiếm 43,3%, số tạm trú: 53,7%, số không khai báo: 2,7%. Kết quả phù

hợp với đánh giá của chính quyền thành phố khi cho rằng tội phạm và tệ nạn xã hội do những người tạm trú gây ra ngày một tăng cao [11, tr.127-128].

Năm 2011- 2012, tác giả Hoàng Bá Thịnh là chủ nhiệm đề tài “Tác động của q trình đơ thị hóa đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2020”, mã số đề tài: ĐTĐL.2010T/38 [65]. Trong nội dung đề tài, rất nhiều vấn đề về đơ thị hóa và tội phạm đơ thị cũng được nhóm tác giả quan tâm khảo cứu. Kết quả phản ánh, tình trạng mất an ninh trật tự, tội phạm, trong đó có tội phạm vị thành niên đa phần xảy ra ở khu vực đô thị mà một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là sự chưa thích ứng kịp thời của cộng đồng xã hội nói chung, của NCTN nói riêng với sự biến đổi quá nhanh chóng của q trình đơ thị hóa.

Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2016) thì lại nhận định: đối tượng vị thành niên phạm tội xuất thân từ khu vực đô thị chiếm 70%, ở khu vực nông thôn chiếm 24%, sống ở miền núi chiếm 0,76% và ở vùng giáp ranh nông thôn- thành thị chiếm 5,3%. Tác giả cũng nhận thấy điều đáng chú ý là, số đối tượng vị thành niên có nguồn gốc xuất thân ở nơng thơn cũng dần bị “đơ thị hóa”. Vị thành niên có nguồn gốc nơng thơn thường gây án ở các khu vực đô thị. Địa bàn hoạt động, nơi trú ngụ của các đối tượng này phần nhiều lại ở các khu vực công cộng, đông dân cư như nhà ga, bến tàu, gầm cầu, các xóm liều, phố liều,… thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn [47, tr.116-117].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)