Tuổi của NCTN VPPL
Số tội danh thực hiện đồng thời
Tổng Thực hiện 1 mình Thực hiện cùng ngƣời khác Từ 12 đến dưới 14 tuổi Tần suất 6 12 18 Tỷ lệ % 33,3 66,7 100,0 Từ 14 đến dưới 16 tuổi Tần suất 41 89 130 Tỷ lệ % 31,5 68,5 100,0 Từ 16 đến dưới 18 tuổi Tần suất 73 134 207 Tỷ lệ % 35,3 64,7 100,0 Tổng Tần suất 120 235 355 Tỷ lệ % 33,8 66,2 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Như vậy, các kết quả nghiên cứu và các số liệu thống kê đã cho thấy đa phần NCTN lựa chọn đồng phạm trong q trình thực hiện hành vi VPPL. Theo đó, bước
đầu có thể khẳng định NCTN VPPL đã có sự bàn bạc, tính tốn để có thể thực hiện đến cùng hành vi VPPL. Kết quả nghiên cứu cho thấy NCTN có trình độ học vấn càng cao càng có tỷ lệ lựa chọn đồng phạm cao hơn. Khuynh hướng thực hiện hành vi VPPL có đồng phạm ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Khơng có sự khác biệt rõ nét theo độ tuổi và nghề nghiệp của NCTN trong việc lựa chọn đồng phạm khi NCTN thực hiện hành vi VPPL.
3.2.5. Mức độ tái phạm
Xét về số lần phải vào TGD cùa NCTN VPPL, kết quả khảo sát tại TGD số 02 của chúng tôi như sau:
- Số ý kiến cho biết vào TGD lần đầu: 96,3%. - Số ý kiến cho biết vào TGD lần thứ hai: 3,7%.
Khảo sát đối với toàn bộ học sinh tại các TGD năm 2015 cho biết: - Số đã bị áp dụng biện pháp đưa vào TGD: 22 (6,7%)
- Số đã bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 304 (92,68%) [77, tr.2].
Số lần vào TGD chính là sự phản ánh chân thực về sự tái phạm của NCTN VPPL. Thời gian của độ tuổi chưa thành niên là gần 6 năm (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi). Thời gian lâu nhất cho 1 lần bị xử phạt hành chính bằng hình thức đưa vào TGD là 24 tháng (2 năm), thời gian ngắn nhất là 06 tháng (tuy nhiên, theo thống kê của các TGD, có tới xấp xỉ 80% các em có thời hạn chấp hành là 24 tháng, từ 18 tháng đến dưới 24 tháng chiếm 11%, từ 12 tháng đến dưới 18 tháng chiếm 7%; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng chỉ chiếm 2%). Tức là, theo lý thuyết, NCTN VPPL có thể bị đưa vào TGD từ 2-3 lần, vì đa phần họ có thời gian chấp hành án dài- 24 tháng. Do đó, dễ hiểu khi kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy, có tới 96,3% cho biết họ vào đây lần đầu; 3,7% cho biết đây đã là lần thứ hai họ vào TGD do những hành vi VPPL của mình. Trên thực tế, con số này chưa phản ánh đầy đủ mức độ lặp lại hành vi phạm pháp của NCTN, bởi khi họ từ đủ 16 tuổi và đủ 18 tuổi trở lên, nếu VPPL hình sự ở các mức độ khác nhau, họ sẽ bị xét xử và đưa vào trại giam của Bộ Công an.
Xem xét theo khía cạnh cấu trúc, do chỉ có 3,7% (13 trường hợp) cho biết họ vào TGD lần thứ 2 nên hầu như các tỷ lệ đều rất thấp, ít có ý nghĩa thống kê. Có thể phác họa vài nét cơ bản về cấu trúc NCTN bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức đưa vào TGD như sau:
- Theo giới tính: + Nam giới: 10/342. + Nữ giới: 3/13. - Theo độ tuổi: + Từ 12 đến dưới 14 tuổi: 0. + Từ 14 đến dưới 16 tuổi: 5/130 (3,8%). + Từ 16 đến dưới 18 tuổi: 8/207 (3,9%). - Theo nghề nghiệp trước khi vào TGD: + Đang đi học: 0.
+ Đang đi làm: 7/149 (4,7%)
+ Khơng có việc làm: 6/138 (4,3%)
Kết quả khảo sát cho thấy nam giới chiếm 10/13 trường hợp tái phạm. Số tái phạm xuất hiện ở độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, ở nhóm đang đi làm và khơng có việc làm. Hiện tượng tái phạm khơng xảy ra ở nhóm đang đi học và nhóm tuổi từ 12 đến dưới 14.
Liên quan đến vấn đề về khả năng tái phạm của NCTN, báo cáo số liệu học sinh các năm tại TGD số 04 cho biết:
- Số học sinh vào trường lần 2: Năm 2009: Số học sinh vào trường lần 2 là 27 trường hợp; năm 2010 là 36 trường hợp; đến ngày 15/5/2011 là 48 trường hợp.
- Số học sinh vào trường lần 3: Năm 2009, 2010 mỗi năm có 01 trường hợp [86]. Số liệu thống kê đã cho thấy đối với một bộ phận NCTN VPPL, việc họ chấp hành các mức xử lý vi phạm khơng đồng nghĩa với việc họ có thể hồn lương.
Khảo sát được Tổng cục VIII- Bộ Công an thực hiện tại các TGD vào tháng 8/2015 cho biết có 22 NCTN VPPL phải vào TGD lần thứ 2 (chiếm 6,7%) [77, tr.2].
Với mục đích đo lường mức độ hối lỗi của NCTN VPPL, chúng tơi có đặt câu hỏi: “Nếu gặp hoàn cảnh tương tự như khi em thực hiện hành vi VPPL, em có
thực hiện lại hành vi đó khơng?”. Theo như dự đốn của chúng tơi, tất cả 355 người
được hỏi- những học sinh TGD từng VPPL, từng được giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức,… tại TGD- sẽ trả lời “khơng”. Song thực tế, vẫn cịn tới 3,9% (14 em) trả lời họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi VPPL. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ thấp, nhưng những
suy nghĩ trên cũng đáng báo động cho tình trạng VPPL của NCTN hiện nay. Điều này khá phù hợp với con số 3,7% (13/355 em) cho biết đây đã là lần thứ hai họ vào TGD đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, trong thực tế, các con số này chưa thực sự phản ánh đầy đủ về số lượng tái phạm của học sinh giáo dưỡng, như ý kiến phỏng vấn sâu sau đây: “Trường chỉ quản lý những em từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, tuy nhiên, có những loại tội chỉ cần từ 14 tuổi, 16 tuổi, 18 tuổi trở lên nếu VPPL ở mức độ cao sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự, do đó, rất có thể các em sau khi ra trường, ở độ tuổi lớn hơn lại tiếp tục vi phạm và bị xử phạt tù với các mức án khác nhau” [nam, 54 tuổi, đại diện lãnh đạo TGD số 02].
Kết quả khảo sát điểm với 300 học sinh TGD số 3, số 4, số 5 cho thấy tỷ lệ tái phạm lên tới 11,5% [75, tr.11]. Kết quả khảo sát của các TGD cho thấy mức độ tái phạm của NCTN VPPL là khá cao.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy vẫn còn một bộ phận NCTN VPPL có khuynh hướng lặp lại hành vi VPPL của mình. Tuy chiếm tỷ lệ khơng cao, song có thể thấy đây là một xu hướng có thật và cần có sự ngăn chặn kịp thời từ phía các cơ quan chức năng, từ gia đình, xã hội,... Tái phạm xuất hiện ở độ tuổi từ 14 đến dưới 18, thuộc nhóm đã bỏ học.
3.2.6. Mức độ chấp hành xử lý vi phạm
Thái độ khi bị xử lý hành vi VPPL là một chỉ báo quan trọng được chúng tôi sử dụng để đo lường về tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng của hành vi của NCTN VPPL. Biểu dưới đây cho thấy NCTN VPPL có những biểu hiện tâm lý khá đa dạng khi bị xử lý hành chính.
Biểu 3.6: Thái độ của NCTN VPPL khi bị xử lý vi phạm hành chính
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Khi biết rằng hành vi VPPL của mình đã bị lộ và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, đa phần NCTN VPPL lựa chọn thái độ chấp hành tốt, do “được gia đình động viên, và do biết cũng không thể trốn tránh được” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản], song, vẫn cịn tới 28,2% có thái độ chống đối bằng các hình thức khác nhau như dùng vũ lực, tiền bạc, hoặc bỏ trốn,… Có em chọn cách khác (bỏ trốn 2 tháng rồi lại tiếp tục trộm cắp và bị bắt, đành buồn bã làm theo). Ở đây, chúng ta có thể lại thấy dấu ấn của gia đình nếu đặt câu hỏi: Liệu NCTN VPPL có thể bỏ trốn khi khơng có sự thu xếp, sắp đặt, hỗ trợ của gia đình họ hay khơng? Liệu họ có thể sử dụng tiền bạc để lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật hay khơng, khi khơng có sự giúp sức của người thân, bạn bè? Tiến hành phỏng vấn đối với các cán bộ, giáo viên tại TGD số 02 được biết: “Nhiều gia đình gây sức ép, cản trở chúng tơi đưa con em họ vào trường, vì họ nghĩ chúng tôi đang bắt con em họ đi tù mà không hiểu rằng đây là cách giáo dục hữu hiệu nhất đối với những đứa trẻ hư mà bản thân gia đình họ khơng giáo dục được” [nam, giáo viên, 37 tuổi]. Lý thuyết gán nhãn là sự vận dụng phù hợp trong trường hợp này, đó là sự lo sợ trước cái nhãn gia
đình có con phải đi TGD đã ngăn cản các gia đình có NCTN VPPL hợp tác với các
cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với con em mình. Xem xét dưới chiều cạnh cấu trúc theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,… của NCTN VPPL, chúng tơi có xử lý các bảng tương quan. Tuy nhiên, để tiện cho
4.8 16.9 4.2 71.8 2.3 Chống lại, kể cả bằng vũ lực Bỏ trốn
Tìm mọi cách để khơng phải nhận lỗi Chấp hành
việc theo dõi, chúng tơi có gộp các phương án mang tính chống đối của NCTN (như chống lại, kể cả bẳng vũ lực, bỏ trốn, tìm mọi cách để khơng phải nhận lỗi và một số hình thức chống đối khác) thành một nội dung.
Sự khác biệt theo yếu tố giới tính biểu thị khá rõ nét trong cách ứng xử của NCTN khi bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức đưa vào TGD. Theo đó, 100% nữ giới tự giác chấp hành khi bị xử lý, trong khi những hành vi chống đối, bỏ trốn, tìm mọi cách để khơng nhận lỗi,… đều xuất hiện ở nam giới (bảng 3.22).