Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 78 - 81)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cấu trúc nhân khẩu xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

3.1.3. Trình độ học vấn

Khảo sát về trình độ học vấn của NCTN VPPL tại TGD số 02- Bộ Công an, kết quả như sau:

Biểu 3.1: Trình độ học vấn của học sinh TGD số 02 - Bộ Công an

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung, NCTN VPPL tại TGD số 02 có trình độ học vấn khá thấp, đa phần có trình độ THCS (79,7%); số có trình độ THPT chỉ chiếm 8,2%, mặc dù hầu hết những người thuộc diện khảo sát đều ở độ tuổi từ 14- 16 tuổi trở lên, tức tương ứng với mức học THPT. Cá biệt, có 2,0% khơng biết chữ và 10,1% có trình độ tiểu học.

Khảo sát về “công việc” trước khi vào TGD của NCTN VPPL, được biết: 2 10.1 79.7 8.2 Không biết chữ Tiểu học THCS THPT

Biểu 3.2: Nghề nghiệp của NCTN VPPL

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Số đang đi học chiếm tỷ lệ rất thấp (19,2%), số đã bỏ học, nhưng không nghề nghiệp, sống phụ thuộc vào gia đình (sau đây gọi là nhóm khơng có việc làm) cao gấp hơn 2 lần so với số đang đi học (38,8% so với 19,2%), số đang đi làm (tức là cũng đã bỏ học) chiếm 42,0%.

Trong số 68 NCTN VPPL còn đang đi học (19,2%), tỷ lệ cụ thể về lớp đang theo học của họ như sau:

- Số đang học lớp 6: 5 (7,35%) - Số đang học lớp 7: 16 (23,53%) - Số đang học lớp 8: 12 (17,65%) - Số đang học lớp 9: 30 (44,12%) - Số đang học lớp 11: 5 (7,35%)

Số liệu nêu trên đã cung cấp lời giải thích cho trình độ học vấn thấp của NCTN VPPL: do họ thường bỏ học sớm. Số đã bỏ học trước thời điểm họ thực hiện hành vi VPPL lên tới 80,8%. Ngay cả trong số còn đang đi học, mức học của họ cũng phổ biến ở cấp THCS.

Số liệu khảo sát vào tháng 9 năm 2015 tại các TGD cũng cho thấy: Trong số 328 học sinh TGD được khảo sát, có 304 học sinh biết đọc, biết viết, gồm:

- Số đang đi học: 42 (12,8%) - Số đã bỏ học: 251 (82,56%) - Số bị đuổi học: 10 (3,05%) - Số đã tốt nghiệp THPT: 1 (0,3%) - Số đã tốt nghiệp THCN, trường nghề: 0 [77, tr.3]. 19.2 42 38.8 Đang đi học Đang đi làm Khơng có việc làm

Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2006 đến năm 2010 cho biết trong thời gian này có tổng số 35.658 NCTN phạm tội bị khởi tố điều tra. Trong đó, số NCTN đã thơi học lên tới 16.431 người, chiếm 46% [4, tr.70].

Kết quả này khơng chỉ phản ánh tình trạng học vấn của NCTN VPPL thời gian gần đây mà ngay cả ở những thời điểm khảo sát cách nay vài ba chục năm, tình trạng học vấn của NCTN vi phạm phạm luật cũng rất thấp. Cụ thể, theo số liệu khảo sát của đề tài KX.04.14: “đa số (NCTN VPPL) có trình độ THCS chiếm 62,3%, tiếp đến là trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 31,8%, THPT chiếm 4,9%, số em không biết chữ chiếm 1%. Tỷ lệ các em bỏ học trước khi phạm tội chiếm 66,7%; số đối tượng vẫn còn đang đi học trước khi phạm tội chiếm 25,3%; một nửa số học sinh trước khi VPPL hình sự có học lực trung bình yếu chiếm 58%; có hạnh kiểm yếu chiếm 47,6%” [102, tr.1470].

Cần lưu ý rằng, học sinh TGD là những người VPPL ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 ở các tội danh khác nhau. Đây là độ tuổi lẽ ra các em đang phải đi học để lĩnh hội tri thức nghề nghiệp, tri thức khoa học và kiến thức pháp luật. Song phần lớn đối tượng khảo sát lại đã bỏ học, chỉ một số chuyển sang đi làm tự kiếm sống, trong khi đa số gần như thiếu mục đích sống, phụ thuộc vào người khác. Một ý kiến cho chúng tơi biết: “Em khơng thích đi học, học cũng khơng vào đầu (…). Em chỉ thích chơi game online với bạn” [nam, 15 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản].

Ngay cả trong nhóm 42,0% NCTN cho rằng họ “đang đi làm” thì nghề nghiệp của họ cũng là điều đáng được quan tâm. Bởi khi hỏi kỹ hơn về vấn đề này, có 03 ý kiến cho chúng tơi biết nghề của em là… trộm chó (?!), và em bị bắt vì đã thực hiện hành vi này nhiều lần, địa phương, gia đình khơng thể giáo dục nên cơ quan công an buộc phải dùng biện pháp đưa em vào TGD. Tuy chỉ là trường hợp cá biệt song phần nào nó cũng phản ánh nhận thức về khái niệm “nghề nghiệp” còn khá thiếu sót, thậm chí là sai lầm của các em.

Về lý do khiến các em bỏ học, trong số 287 em đã bỏ học hoặc đang đi làm, được biết lý do khiến các em bỏ học như sau:

- Vì bị đuổi học: 30,3%

- Vì khơng có khả năng tiếp thu: 19,9%

- Vì gia đình khơng có tiền: 10,5%

- Vì thể khơng hịa nhập với môi trường học tập (với các bạn, với chương trình học tập,…): 5,2%.

- Ngoài ra, việc các em bỏ học còn do một số lý do khác, như do chán gia đình, do bạn bè (cũng đã bỏ học) rủ rê, lôi kéo, do ham chơi không muốn đi học,…

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy phần lớn NCTN VPPL được khảo sát ở TGD số 02 bỏ học là do những nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ chính những thói quen xấu, sự thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện của chính họ. Thực tế, khi được hỏi về phản ứng của gia đình khi em bỏ học, đa phần các ý kiến cho biết gia đình cũng phản đối, nhưng rồi cũng khơng làm được gì, như một ý kiến phỏng vấn sâu: “Nhà em đầu tiên khơng biết em bỏ học, vì em giấu, đến khi biết thì mắng chửi, đánh em, quay lại trường để xin cho em học lại nhưng không được thế là thôi” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản]. Các kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các em cho biết mình khơng thích học, bị “mất gốc”, học cũng không hiểu được bài nên khơng muốn đến lớp. Bất luận vì lý do gì, việc những NCTN bỏ học do những thói quen xấu (nghiện game online, ham chơi,…) cũng là một dấu hiệu cho thấy nguy cơ VPPL của họ cao hơn so với những nhóm đối tượng khác rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)