Thời gian ở TGD của NCTN VPPL theo độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 96 - 99)

Độ tuổi

Thời gian ở TGD của NCTN VPPL

Tổng 6 tháng 12 tháng 15 tháng 18 tháng 24 tháng Từ 12- dưới 14 Tần suất - 1 - 4 13 18 Tỷ lệ % - 5,6 - 22,2 72,2 100,0 Từ 14- dưới 16 Tần suất 3 2 1 23 101 130 Tỷ lệ % 2,3 1,5 0,8 17,7 77,7 100,0 Từ 16- dưới 18 Tần suất 3 12 10 27 155 207 Tỷ lệ % 1,4 5,8 4,8 13,0 74,9 100,0 Tổng Tần suất 6 15 11 54 269 355 Tỷ lệ % 1,7 4,2 3,1 15,2 75,8 100,0

Như vậy, kết quả điều tra cho phép khẳng định về mức độ nghiêm trọng của hành vi VPPL của NCTN. Trong khi số NCTN VPPL có phần giảm sút thì số bị xử lý hình sự lại gia tăng. Trong số 355 trường hợp được khảo sát tại TGD số 02, phần lớn họ chấp hành xử lý vi phạm hành chính ở mức cao nhất (24 tháng). Mức xử lý vi phạm này phổ biến ở cả NCTN là nam giới và nữ giới, khơng có sự khác biệt lớn theo độ tuổi, tỷ lệ cao hơn ở nhóm khơng biết chữ, tiểu học và THPT.

3.2.4. Yếu tố đồng phạm

Trong tội phạm học, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến yếu tố đồng phạm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của đối tượng phạm tội. Đây cũng là một chỉ báo quan trọng để đo lường mức độ, tính chất hành vi VPPL của NCTN.

Hộp 3.3:

Khoản 1, điều 20 Bộ luật Hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm

[59, tr.13].

Đồng phạm đề cập đến vị trí, vai trị của các cá nhân cùng thực hiện 1 hành vi VPPL. Nó phản ánh mức độ tổ chức thực hiện hành vi VPPL của các đối tượng. Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy trong thời gian từ năm 2006- 2010 có tổng số 35.658 NCTN phạm tội bị khởi tố điều tra và Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 23.612 bị can. Trong đó, số NCTN đồng phạm với bố, mẹ là 1.261 người, chiếm tỷ lệ 3,54%; số NCTN đồng phạm với người lớn tuổi khác là 8.714 người, chiếm tỷ lệ 23% [4, tr.70]. Thống kê của cơ quan công an, từ năm 2008-2012, trong 5 năm đã phát hiện 49.235 vụ phạm tội do NCTN gây ra, gồm 75.594 NCTN VPPL [102, tr.1463]. Tính theo tỷ lệ, trung bình mỗi vụ việc VPPL của NCTN nêu trên có 1,54 đối tượng tham gia.

Kết quả điều tra với 355 học sinh TGD số 02 của nhóm chúng tơi cho thấy yếu tố đồng phạm như sau:

- Số thực hiện một mình: 33,8%.

- Số thực hiện cùng người khác: 66,2%.

nghĩa gồm anh, em họ bạn bè cùng nơi cư trú, bạn cùng lớp, bạn quen biết ngoài xã hội, bạn thân,… Tỷ lệ 66,2% thực hiện hành vi VPPL có sự giúp sức, hỗ trợ của người khác cho thấy mặc dù cịn ít tuổi, nhưng NCTN VPPL đã bước đầu biết tổ chức, phối hợp, phân công thực hiện đến cùng hành vi vi phạm của mình. Đây là một dấu hiệu đáng ngại về sự gia tăng tội phạm, tội phạm có tổ chức trong độ tuổi chưa thành niên.

Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về yếu tố đồng phạm cho biết có 49,173% NCTN thực hiện hành vi VPPL có đồng phạm với người đã thành niên [95, tr.57]. Bất luận họ bị người đã thành niên dụ dỗ, lôi kéo hay ép buộc thực hiện, thì con số gần 50% có đồng phạm với người đã thành niên cho thấy mức độ phức tạp của hành vi VPPL do NCTN thực hiện.

Khi tìm hiểu về hệ các nguyên nhân khiến NCTN VPPL, chúng tôi được biết nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất chính là bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Nguyên nhân này nhận được sự tán đồng của 64,8% người trả lời. Điều này củng cố khẳng định về yếu tố đồng phạm trong hành vi VPPL của NCTN. Khảo sát tại các TGD vào cuối năm 2015 cũng cho thấy có tới 220/328 ý kiến (67,07%) cho biết họ VPPL do bạn bè xấu rủ rê [77, tr.3].

Kết quả này khá tương đồng với số liệu điều tra của cơ quan cơng an: “Khoảng 2/3 số NCTN VPPL hình sự, chiếm 64,4% đã thực hiện hành vi vi phạm cùng với bạn bè cùng trang lứa từ 2-5 đối tượng là phổ biến, đặc biệt có 2% khi thực hiện hành vi VPPL hình sự có sự tham gia và lơi kéo của người lớn (người đã thành niên). Như vậy, tính chất băng ổ nhóm VPPL hình sự từ NCTN là vấn đề đáng báo động, bởi các em đã biết tụ tập, có bàn bạc thể hiện rõ động cơ VPPL hình sự” [102, tr.1472].

Việc lựa chọn người cùng thực hiện hành vi VPPL hay tiến hành một mình của NCTN VPPL có phần phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ. Bảng 3.18 sẽ minh họa cho nhận định này:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)