Số bị can bị khởi tố là NCTN giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 161 - 164)

Nguồn: 102, tr.49 Hộp 5:

Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự: “khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can” [60, tr.157].

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy từ năm 2010 đến 2015, số bị can bị khởi tố hình sự ở NCTN đạt đỉnh vào năm 2012 với 7.913 đối tượng. Đến năm 2014, con số có giảm xuống, cịn 5.824 đối tượng, song đến năm 2015 lại có xu hướng tăng nhẹ, với 5.864 đối tượng.

6429 6601 7913 6500 5824 5864 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bảng 4.11: Tỷ lệ NCTN bị khởi tố so với tổng số bị can bị khởi tố

Năm Tổng số bị can bị

khởi tố

Bị can chƣa thành niên bị khởi tố

Tần suất Tỷ lệ 2010 95.085 6.429 6,761 2011 110.455 6.601 5,976 2012 122.277 7.913 6,471 2013 123.746 6.500 5,252 2014 121.039 5.824 4,811 2015 109.096 5.864 5,375 Nguồn: 95, tr.50. Trong giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ bị can bị khởi tố là NCTN đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2010 với 6,761% trong tổng số bị can bị khởi tố trong năm đó. Tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2014 với mức 4,811% tổng số bị can bị khởi tố, đến năm 2015, tỷ lệ tương ứng lên tới 5,375%. Tuy nhiên, mức độ VPPL của họ là khá nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2015 có thể thấy hơn ½ tội phạm do NCTN gây ra là ở mức ít nghiêm trọng; hơn ¼ ở mức nghiêm trọng; 16,09% ở mức rất nghiêm trọng và 5,68% ở mức đặc biệt nghiêm trọng [95, tr.56]. Nói cách khác, có tới hơn 20% tội phạm ở lứa tuổi này gây ra hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho người khác, cho xã hội, đe dọa đến tính mạng, tài sản của những người xung quanh. Những hành vi như thế phần nào phản ánh tính chất cơn đồ, hung hãn trong một bộ phận NCTN VPPL.

Như vậy, các số liệu thống kê đã cho thấy tình trạng NCTN VPPL có xu hướng khá ổn định trong thời gian vừa qua, và trong khoảng từ năm 2014 đến nay có khuynh hướng giảm nhẹ, tuy nhiên, một số hành vi VPPL của họ ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, tức là đã gây ra nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội.

Hai là, khuynh hướng lặp lại hành vi VPPL của NCTN khi gặp tình huống tương tự (như khi họ thực hiện hành vi VPPL khiến họ bị xử lý hành chính).

Khi được hỏi về khuynh hướng hành động khi gặp hoàn cảnh/ điều kiện tương tự như khi NCTN thực hiện hành vi VPPL khiến họ bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD, có 3,9% cho biết họ sẽ lặp lại hành vi đó. Điều đó cho thấy mặc dù đã được giáo dục, cải tạo ở một môi trường rất đặc biệt như ở TGD, một bộ

phận NCTN VPPL vẫn nuôi ý định tái phạm. Con số 3,9% nêu trên có thể chưa phản ánh đầy đủ mức độ tái phạm của NCTN bởi theo khảo sát điểm của cơ quan công an đối với 300 học sinh tại TGD số 3, số 4 và số 5 cho thấy “tỷ lệ tái phạm là 11,30%” [75, tr.11].

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi gián tiếp: “Sau khi rời TGD, em nghĩ rằng các bạn

em ở đây có tiếp tục thực hiện hành vi VPPL hay không?” nhằm đánh giá về nhận

định của NCTN VPPL ở TGD số 02 về mức độ tái phạm của họ. Kết quả như sau: - Tỷ lệ đánh giá có tái phạm: 35,5%.

- Tỷ lệ đánh giá không tái phạm: 64,5%.

Tỷ lệ 35,5% đánh giá có tái phạm cho thấy niềm tin của NCTN VPPL tại TGD số 02 về sự hoàn lương của những người xung quanh và của chính họ dường như chưa được củng cố vững chắc.

Có sự khác biệt giữa hồn cảnh gia đình khác nhau đối với nhận định về mức độ tái phạm của NCTN VPPL. Cụ thể:

Bảng 4.12: Đánh giá về ảnh hưởng của khơng khí gia đình đến khả năng tái phạm của NCTN sau khi rời TGD

Khơng khí gia đình

Đánh giá về khả năng tái phạm

sau khi rời TGD Tổng

Khơng Vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc Tần suất 45 121 166 Tỷ lệ % 27,1 72,9 100,0 Buồn tẻ Tần suất 19 27 46 Tỷ lệ % 41,3 58,7 100,0 Căng thẳng Tần suất 17 15 32 Tỷ lệ % 53,1 46,9 100,0 Hay lục đục, cãi cọ Tần suất 42 63 105 Tỷ lệ % 40,0 60,0 100,0

Khơng có trên dưới, tơn ti trật tự Tần suất 3 3 6 Tỷ lệ % 50,0 50,0 6 Tổng Tần suất 126 229 355 Tỷ lệ % 35,5 64,5 100,0 Hệ số Cramer’sV= 0,181/ Mức ý nghĩa P=0,021

Hệ số tương quan Cramer’sV=0,181 với mức ý nghĩa P<0,05 cho thấy giữa hai biến số có mối quan hệ nhất định. Theo đó, NCTN sống trong gia đình đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc đánh giá mức độ tái phạm là thấp nhất (27,1%), trong khi ở các nhóm khác, tỷ lệ ln cao hơn rất nhiều, chẳng hạn như ở nhóm có gia đình sống trong trạng thái căng thẳng, tỷ lệ tương ứng lên tới 53,1%. Điều đó cho thấy rõ ràng, khuynh hướng hành động của NCTN có phần phụ thuộc vào mức độ hạnh phúc trong gia đình của họ.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu cho thấy ở một bộ phận NCTN VPPL tại TGD số 02- bộ Cơng an có xu hướng tái phạm trong tương lai. Điều này khiến tình trạng NCTN VPPL trở nên phức tạp hơn.

Ba là, hành vi vi phạm nội quy, quy chế tại TGD của NCTN VPPL

Chúng tơi có đặt câu hỏi nhằm đo lường mức độ vi phạm các quy định tại TGD của NCTN VPPL bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD, kết quả cho thấy, trong khi gần 3/4 các em đã từng bị phạt thì chỉ có hơn 1/5 các em từng được khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)