Nhóm giải pháp về đề xuất chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 174 - 176)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp phòng ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật

4.3.5. Nhóm giải pháp về đề xuất chính sách

Nhóm giải pháp này liên quan đến các yếu tố về chính sách xã hội nhằm ngăn chặn, phịng ngừa và đấu tranh với tình trạng NCTN VPPL. Đây được xem là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng, thậm chí là quyết định đối với việc tấn công trực diện nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng VPPL ở NCTN giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thực tế đã cho thấy, NCTN có thể biết hành vi mà họ thực hiện là VPPL nhưng mức độ hiểu biết lại rất giới hạn. Trong nhiều trường hợp, các em chỉ được biết về mức xử lý vi phạm đối với hành vi của mình khi tịa đã tun án, hoặc được các cán bộ trại giam hoặc TGD truyền đạt,… Việc làm này rõ ràng chưa có tính chất ngăn ngừa đối với

các hành vi vi phạm của NCTN. Do đó, nhất thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với đối tượng chưa thành niên nhằm trang bị, cung cấp kiến thức pháp luật cho họ, giúp họ tránh xa con đường tội lỗi. Việc tuyên truyền cần được tiến hành qua nhiều kênh thông tin, như qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua nhà trường và các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, qua hệ thống loa đài ở địa phương, qua các sân chơi, sinh hoạt tập thể,…. Phương thức tuyên truyền cũng cần đa dạng, linh hoạt, dễ tiếp thu, dễ hiểu, nhất là khi các đối tượng chưa thành niên VPPL thường có trình độ học vấn, trình độ nhận thức hạn chế, hầu hết đã bỏ học từ rất sớm, thậm chí là khơng biết chữ.

Thứ hai, đẩy mạnh việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu lao động. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đa phần NCTN VPPL đã bỏ học, trong đó, một bộ phận đã đi làm để tự kiếm sống. Tuy nhiên, có thể do trình độ học vấn thấp, cơ hội việc làm hạn chế, nên phần lớn họ làm việc trong những ngành nghề khá nhạy cảm, dễ tiếp xúc với các mặt trái của xã hội, như bồi bàn, phục vụ quán ăn, quán nhậu, quán karaoke,… do đó họ dễ sa vào các hành vi VPPL. Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo và xuất khẩu lao động thì sẽ xây dựng được mục đích, động lực sống tích cực cho NCTN, qua đó hạn chế tình trạng VPPL ở họ.

Thứ ba, cần hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là luật có liên quan đến NCTN. Trong thời gian qua, Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập cần xử lý, làm rõ để hạn chế tình trạng VPPL ở NCTN. Theo đó, giáo dục tại cộng đồng là cần thiết, song với những trường hợp vi phạm có tính hệ thống, vi phạm nhiều lần mà khơng có hướng sửa chữa, khắc phục, cần kiên quyết xử lý bằng những chế tài có tính răn đe cao hơn. Bên cạnh đó, cũng cần hồn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nghỉ, vũ trường, quán bar, cầm đồ, internet,… liên quan đến việc cho NCTN tiếp xúc với các dạng cơ sở kinh doanh có điều kiện này. Các quy định về văn hóa phẩm, sử dụng các chất kích thích,… cũng cần đặc biệt chú trọng đến nhóm tuổi chưa thành niên để có thể ngăn chặn từ xa đối với các hành vi VPPL từ những khía cạnh này.

Thứ tư, cần tăng mức phạt đối với hành vi bán rượu, bia, thuốc lá cho các đối tượng chưa thành niên nhằm hạn chế tình trạng VPPL sau khi sử dụng chất kích

thích ở những đối tượng này. Trong thực tế, việc sử dụng chất kích thích có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng các hành vi VPPL không chỉ ở NCTN mà ngay cả với những người lớn tuổi. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy một tỷ lệ khá lớn NCTN trong thời gian nhàn rỗi thường có thói quen rủ bạn bè ăn nhậu, tụ tập bạn bè uống bia rượu, sau đó gây ra các vụ việc VPPL,… Điều đó đặt ra yêu cầu phải giám sát, xử lý mạnh tay hơn đối với những kẻ gián tiếp làm gia tăng tội phạm nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 174 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)