Cấu trúc về đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của người chưa thành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.4. Cấu trúc về đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của người chưa thành

phạm pháp luật

Vào những năm 1990, trong mảng nghiên cứu về NCTN VPPL nổi bật lên đề tài cấp Nhà nước về “Chính sách xã hội trong việc phịng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội” [72] do Tổng Cục cảnh sát nhân dân tiến hành thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do Lê Thế Tiệm làm chủ nhiệm đã đề cập đến vấn đề tội phạm, trong đó có vị thành niên VPPL. Bên cạnh việc nghiên cứu về tệ nạn xã hội, coi tệ nạn xã hội xuất phát từ những sai lệch trong nhận thức và hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết, đồng thời cũng tiến hành khảo sát quy mơ về những nhận thức và hành vi của nhóm tội phạm trong đó có vị thành niên VPPL.

Trong “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 (gọi tắt là SAVY I) [5] và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến tháng 2010 (gọi tắt là SAVY II) [6] có quy mơ lớn và tồn diện nhất về vị thành niên và thanh niên do Bộ Y Tế, Tổng cục Thống kê, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tiến hành, các tổ chức quốc tế UNICEF và WHO hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật với 7.584 vị thành niên và thanh niên tại 42 tỉnh thành phố (SAVY I) và 10.044 vị thành niên và thanh niên ở 63 tỉnh thành phố (SAVY II) cũng ít nhiều phản ánh về hành vi lệch chuẩn của vị thành niên. SAVY đã phân tích khá rõ những nguy cơ có thể dẫn tới các hành vi VPPL của NCTN như tình trạng thất học, thiếu việc làm, những thói quen xấu như sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy, các mối quan hệ xã hội phức tạp như sự tụ tập bạn bè,...

Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Bích Điểm cùng với nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thanh niên đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát đánh giá thực trạng cơng tác phịng chống ma túy trong thanh niên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh” [27] với 2000 thanh thiếu niên, trong đó có 300 người nghiện ma túy. Đề tài đã phác họa được những nét trung thực vê tình hình thanh thiếu niên nghiện ma túy và công tác phịng chống ma túy của đồn thanh niên trong thời gian gần đây.

Năm 2010, tác giả Đàm Hữu Đắc chủ trì đề tài nghiên cứu về “Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội và cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội trong thời kỳ đổi mới” [26]. Mặc dù đề tài chỉ tập trung vào hai dạng tệ nạn xã hội là ma túy và mại dâm, nhưng nhóm nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng và nguyên nhân của thanh niên và vị thành niên tham gia vào các tệ nạn xã hội, từ đó làm gia tăng tình trạng VPPL của vị thành niên.

Đề tài cấp nhà nước: “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, thuộc Chương trình: KX.03/06-10 “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do tác giả Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì đã chỉ ra 4 đặc điểm và xu hướng lối sống tiêu cực của thanh niên Việt Nam hiện nay, đó là:

Thứ nhất là xu hướng lối sống buông thả bản thân.

Thứ ba, là xu hướng lối sống ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và thiếu nhiệt tình của tuổi trẻ.

Thứ tư, là xu hướng lối sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng”, tiếp thu thiếu chọn lọc văn hóa từ bên ngồi.

Cuộc điều tra tuy khơng trực tiếp tìm hiểu về vị thành niên VPPL, tuy nhiên, việc chỉ ra những xu hướng lối sống tiêu cực như trên cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng vị thành niên phạm tội [47, tr.50-51].

Năm 2011, Ban Dân chủ và Pháp luật (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm sống, học tập vì mơi trường và cộng đồng đã tiến hành nghiên cứu về "Tính trung thực trong thanh niên Việt Nam” do tác giả Đặng Ngọc Dinh chủ trì. Đề tài đã đi sâu phân tích những sự khơng trung thực trong thanh thiếu niên. Đây chính là những sai lệch có thể dẫn tới tội phạm [22].

Tác giả Nguyễn Minh Đức năm 2011 đã hồn thành sách chun khảo: “Phịng, tránh VPPL và tệ nạn ma túy trong lứa tuổi thanh thiếu niên” [29]. Đây là tài liệu tập trung vào việc ngăn ngừa tình trạng sử dụng ma túy nói riêng và hành vi VPPL nói chung trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Tài liệu tuy liên quan mật thiết đến nghiệp vụ của lực lượng CAND song cũng cung cấp những số liệu cụ thể, sinh động về thực trạng thanh thiếu niên VPPL thời gian qua cũng như nguyên nhân của tình trạng này.

Đề tài khoa học “Nguyên nhân, điều kiện NCTN bị đưa vào TGD và giải pháp phòng ngừa tái phạm” do Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, học viện CSND phối hợp với Tổ chức Plan của Hà Lan ở Việt Nam, Nguyễn Minh Đức là chủ nhiệm đề tài đã tập trung nghiên cứu về nguyên nhân của các tội phạm cụ thể. Chẳng hạn: “Động cơ mục đích của hành vi trộm cắp chủ yếu là nhằm thỏa mãn nhu cầu tầm thường của các em, như để hút thuốc, ăn quà bánh và đặc biệt để chơi game online; cũng có tới 1/3 số đối tượng trộm cắp do hồn cảnh gia đình q khó khăn, khơng đủ ăn, nên các em đã lao vào trộm cắp tài sản. Có đến 57,6% các em khi được hỏi cho biết lý do VPPL hình sự là để thỏa mãn chi tiêu cá nhân. Đối với hành vi gây rối trật tự cơng cộng chủ yếu là do đua địi thể hiện sự hiếu thắng, sĩ diện, a dua theo bạn bè, đánh nhau, đua xe trái phép, đập phá tài sản cơng cộng khi bị kích động. Số đối tượng cố ý gây thương tích chủ yếu nhằm

mục đích trả thù cá nhân do trước đó có mâu thuẫn về sự tranh giành yêu đương, sĩ diện khi bị xúc phạm” [28, tr. 21-22].

Tiếp cận ở góc độ tâm lý, bệnh lý, tác giả Nguyễn Văn Thọ cho rằng: “Những hành vi VPPL ở tuổi vị thành niên thường liên quan đến những rối loạn hành vi. Những rối loạn hành vi hay gặp lại thường là một thành phần triệu chứng của những hội chứng bệnh lý thuộc các bệnh Loạn thần kinh (nhiễu tâm) và Loạn tâm thần (loạn tâm) ở trẻ em [67, tr.31-33]. Theo tác giả, những biểu hiện hành vi VPPL ở tuổi vị thành niên gồm một số hình thức như: “Trốn nhà và sống lang thang với 65% ở con trai và 35% ở con gái; xâm phạm tài sản (trộm cắp và phá hoại vật chất); phạm tội bạo lực (xâm phạm thân thể, thậm chí giết người); phạm tội liên quan đến tình dục (hiếp dâm và mãi dâm); nghiện ma túy; phạm pháp thành nhóm” [67, tr.31-33]. Bằng nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất do hành vi phạm pháp một phần do rối loạn hành vi thuộc bệnh lý tâm thần, lại do những người ở độ tuổi chưa trưởng thành gây ra, nên cần có những hình phạt phù hợp với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)