Phương pháp giáo dục trong gia đình NCTN VPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 146 - 161)

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Mười hai phương pháp giáo dục nêu trên có thể chưa phản ánh hết các cách thức mà các gia đình sử dụng để giáo dục con em mình, song phần nào nó cũng thể hiện cách giáo dục được sử dụng phổ biến trong gia đình NCTN VPPL. Trong phiếu trưng cầu ý kiến, những cách thức này được chúng tôi sắp xếp xen kẽ, nhằm tạo cho NCTN VPPL cách đánh giá khách quan nhất với gia đình họ và họ cho biết gia đình sử dụng đa dạng các biện pháp để giáo dục họ. Tuy nhiên, những cách được các nhà giáo dục học đề cao thì lại rất ít được áp dụng, như nêu gương (10,1%); trao đổi, thảo luận, lắng nghe ý kiến (11,5%); trong khi đó, các hình thức cực đoan như phạt, đánh (43,7%); mắng, chửi gay gắt (24,5%); kiểm soát mối quan hệ (21,7%); cấm đoán (18,0%) lại được sử dụng khá phổ biến. Sự mắng nhiếc, đánh đập, cấm đoán,… đối với những NCTN vốn dĩ đã thuộc diện “cứng đầu”, khó bảo như các trường hợp chúng tôi đang khảo sát ở đây chỉ làm tình hình thêm trầm trọng. Với những đối tượng này, kể cả các cách giáo dục rất nhẹ nhàng, êm ái như tâm sự tình cảm, đáp ứng mọi yêu cầu của họ hay nhắc nhẹ nhàng, để họ tự quyết định,… cũng ít đem lại hiệu quả giáo dục tích cực. Tuy nhiên, những cách này cũng

48.2 43.7 34.6 24.5 21.7 18 16.3 14.6 11.5 10.1 9.3 3.4 0 10 20 30 40 50 60 Tâm sự tình cảm Phạt, đánh Nhắc nhở nhẹ nhàng Mắng, chửi gay gắt Kiểm soát mối quan hệ Cấm đốn em Kiên trì phân tích Đáp ứng mọi yêu cầu của em Trao đổi, thảo luận, nghe ý kiến Nêu gương cho em làm theo Để em tự quyết định Đọc (trộm) nhật ký, tài liệu của em

nhận được khá đông đảo ý kiến lựa chọn. Điều này cho thấy, việc giáo dục trong gia đình NCTN VPPL phần nào đó chưa phù hợp với cá tính của NCTN.

Liên quan đến cách giáo dục trong gia đình, có một hình thức giáo dục khá phổ biến trong xã hội hiện đại, đó là dùng tiền làm phần thưởng cho trẻ, hoặc coi việc cho trẻ tiền bạc như một hình thức bù đắp cho những thiếu sót trong sự quan tâm đối với trẻ. Điều tra về việc được cho và sử dụng tiền mặt của NCTN VPPL, chúng tơi được biết: có 44,8% người được hỏi cho biết gia đình có cho họ tiền tiêu vặt hàng tháng. Mức cho tùy thuộc vào hồn cảnh kinh tế của gia đình. Trong đó, em được cho ít nhất là khoảng 300.000đ/ tháng, em nhiều nhất lên tới khoảng 4.000.000đ/ tháng, với lý do bố mẹ đã ly hôn, em sống với mẹ và bố muốn bù đắp sự thiếu hụt cho em bằng tiền bạc. Ngoài ra, một số em cho biết họ đã đi làm thêm để có tiền phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân. Trong đó, có những em mặc dù đã được gia đình cho tiền hàng tháng, song chúng vẫn tiếp tục đi làm thêm để có nhiều tiền hơn. Nghề mà các em làm đa phần là công việc lao động chân tay, phổ thông, như phụ hồ, trông xe, bán quán nước, bốc vác, bồi bàn, thợ hàn, thợ sơn,… Một số em làm các nghề rất nhạy cảm, dễ sa đà vào tệ nạn xã hội, như bảo vệ tại quán bar, vũ trường, có 3 ý kiến cho biết họ làm nghề “trộm chó”,…

Trong thực tế, việc cha mẹ thỉnh thoảng cho con cái tiền tiêu vặt là điều khá phổ biến. Chúng tôi không vội kết luận việc các gia đình cho tiền con em mình chi tiêu riêng hàng tháng, hay việc các em đi làm để có tiền phục vụ việc chi tiêu của bản thân là đúng hay sai, nhưng chúng tôi quan tâm đến việc các em có sử dụng số tiền đó vào các mục đích phù hợp với độ tuổi hay khơng và việc chi tiêu của các em có nhận được sự bảo ban từ phía người lớn hay khơng. Kết quả điều tra đã cho thấy hầu hết NCTN VPPL có cách sử dụng tiền khơng chính đáng, thậm chí là phi lý, như tiêu tiền vào việc chơi game online: 76,3%; rủ bạn ăn nhậu: 28,7%; sử dụng ma túy: 14,6%; đánh bạc: 14,4%,… [kết quả điều tra của luận án]. Tuy nhiên, việc gia đình họ vẫn tiếp tục cho họ tiền chứng tỏ hoặc gia đình khơng hay biết về cách sử dụng tiền của con em mình, hoặc chưa có cách quản lý con một cách hiệu quả. Một ý kiến phỏng vấn sâu cho chúng tôi biết: “Mẹ em đi Đài Loan, bố em ở nhà chả làm gì. Khi nào mẹ gửi tiền về bố lại cho em tiền, em tiêu tiền vào việc gì bố cũng không biết” [nam, 16 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản]; hoặc một ý kiến khác: “Bố

mẹ em bỏ nhau, em ở với ông bà nội vì bố mẹ đều lấy vợ, chồng khác rồi. Thỉnh thoảng bố mẹ về thăm lại dúi cho em nhiều tiền. Em làm gì cũng chẳng ai biết” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản]. Một bậc phụ huynh cho biết: “Cô đi làm ăn xa, cứ ngỡ gửi tiền bạc về cho con chi tiêu đầy đủ thì nó chịu khó học hành, ai ngờ nó lại hư hỏng như thế” [nữ, 45 tuổi, phụ huynh học sinh TGD số 02]. Những ý kiến trên đều phản ánh phần nào sự thật rằng chính sự thiếu quan tâm đến nhu cầu tình cảm của con trẻ, hoặc dùng tiền để thể hiện sự quan tâm đều là những cách giáo dục khơng phù hợp, thậm chí là sai lầm của các bậc phụ huynh.

Như vậy, qua kết quả điều tra cho phép kết luận rằng mơi trường gia đình của NCTN VPPL chưa thực sự phù hợp để họ có thể phát triển nhân cách hoàn thiện, tồn diện. Bằng chứng là ở mơ hình gia đình khơng đầy đủ, thậm chí bỏ mặc con cái cho người khác nuôi dưỡng, thiếu quan tâm đến nhu cầu tâm sự tình cảm của con cái, thậm chí để con duy trì các thói quen xấu (thói quen tiêu tiền khơng thích hợp với lứa tuổi, như chơi game online, uống bia rượu, đi chơi qua đêm không về nhà mà không xin phép,…) trong thời gian dài dẫn đến các hành vi VPPL, gây nguy hiểm cho người khác, cho xã hội. Hầu hết các gia đình của NCTN VPPL chưa có cách giáo dục con cái phù hợp, hiệu quả, theo đánh giá của chính những đứa con trong gia đình họ- những NCTN VPPL.

4.1.3. Nguyên nhân từ sự thiếu hụt trong giáo dục của nhà trường

Trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến mức độ phạm tội nói chung và tội phạm ở NCTN nói riêng. Có thể sử dụng khái niệm “trình độ dân trí” để đề cập đến vấn đề này. Theo đó, trình độ dân trí càng cao thì diễn biến tội phạm càng giảm và ngược lại. Nói cách khác, trình độ học vấn có mối quan hệ mật thiết với tình hình tội phạm. Theo thống kê số liệu trại viên, học sinh ở cơ sở giáo dục, TGD năm 2014 của Tổng cục Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) Bộ Cơng an, trình độ học vấn của NCTN VPPL bị xử lý bằng hình thức đưa vào TGD là khá thấp, và đây có thể là nguyên nhân làm gia tăng hành vi VPPL ở lứa tuổi chưa thành niên.

Nguyên nhân của trình độ học vấn thấp của các đối tượng VPPL là NCTN do tình trạng bỏ học sớm. Quá trình khảo sát cho thấy, tại thời điểm bị xử lý vi phạm hành chính, chỉ 68/355 em (19,2%) còn đang đi học, đa phần từ lớp 6 đến lớp 9 (63/68 em), tức là tương đương cấp THCS, trong khi có 149/355 em (42,5%) cho

biết họ đang đi làm và 138/355 em (38,9%) cho biết tình trạng của họ là khơng có việc làm, sống phụ thuộc vào gia đình, nhưng cũng đồng thời khơng cịn đi học.

Chúng tơi cũng tìm thấy mối quan hệ giữa nghề nghiệp của NCTN trước khi vào TGD với hành vi trộm cắp tài sản khiến họ bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD. Kết quả phân tích ở bảng 3.9 cho thấy ở những em đang còn đi học, tỷ lệ trộm cắp tài sản là 61,8%, trong khi ở nhóm đang đi làm và khơng có việc làm, các tỷ lệ lần lượt là 91,9% và 88,4%. Tuy vậy, vẫn phải thấy rằng ngay cả khi NCTN còn ngồi trên ghế nhà trường, họ cũng vẫn có thể thực hiện hành vi VPPL, mà cụ thể ở đây là tội danh trộm cắp tài sản. Dường như việc NCTN còn đang chịu sự giám sát của giáo dục nhà trường chưa thực sự ngăn chặn triệt để tình trạng VPPL ở họ.

Một chức năng quan trọng được xã hội giao phó cho các nhà trường phổ thông là cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, bên cạnh những tri thức khoa học và tri thức nghề nghiệp cho người học. Tuy nhiên, có một thực tế là khi được hỏi về nguồn cung cấp thơng tin về hành vi VPPL mà NCTN VPPL có được thì nguồn từ nhà trường chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ 13,0% (46/355 ý kiến). Điều đó cho thấy dường như thiết chế trường học chưa đáp ứng được những mong đợi từ phía xã hội. Có nhiều cách lý giải cho hiện tượng này. Thứ nhất, việc giáo dục pháp luật nhìn chung cịn chưa được coi trọng trong cơ cấu các mơn học tại các nhà trường. Đa phần các trường chỉ chú trọng đến việc học kiến thức chính khóa vì điều này trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của các kỳ thi, qua đó tác động đến vị thế của nhà trường trong đánh giá cả xã hội. Thứ hai, bản thân học sinh, nhất là những học sinh được xếp loại “cá biệt” khơng ưa thích các nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường. Minh họa cho nhận định này, một ý kiến phỏng vấn sâu cho chúng tôi biết: “Bọn em ít đi học, nếu có đi học cũng khơng thích nghe thơng tin về pháp luật, cùng lắm chỉ nghe mấy môn học để kiểm tra cho được lên lớp thôi” [nam, 16 tuổi, phạm tội gây rối trật tự công cộng].

Kết quả điều tra cũng cho thấy, càng ở cấp học cao hơn, mức độ nhận thức về pháp luật của học sinh càng được mở rộng hơn nhiều so với nhóm khơng biết chữ và tiểu học.

Bảng 4.9: Mức độ được cung cấp kiến thức pháp luật từ trường học theo trình độ học vấn của NCTN VPPL

Trình độ học vấn

Mức độ đƣợc cung cấp kiến thức pháp luật từ nhà trƣờng của NCTN VPPL Tần suất Tỷ lệ % Không biết chữ - - Tiểu học 2 5,6 THCS 31 11,0 THPT 13 44,8 Tổng 46 13,0 Cramer’V= 0,29/ Mức ý nghĩa P= 0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Mức thu nhận kiến thức pháp luật cao nhất là ở nhóm có trình độ THPT với 44,8%, trong khi đó, ở nhóm có trình độ THCS và tiểu học, các con số lần lượt là 11,0% và 5,6%. Hệ số Cramer’s V= 0,29 với mức ý nghĩa P<0,05 cho phép khẳng định học vấn có ảnh hưởng nhất định đến mức độ được cung cấp kiến thức pháp luật từ trường học của NCTN VPPL. Song điều đáng buồn là, đa phần NCTN VPPL lại bỏ học từ rất sớm, do đó, họ ít có cơ hội được tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Lý giải về sự mờ nhạt trong vai trò của nhà trường đối với ngăn chặn, hạn chế tình hình VPPL của NCTN hiện nay, có thể trích dẫn quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Như Trang khi nghiên cứu về hành vi bạo lực học đường (một hành vi lệch chuẩn khá phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay) cho rằng gắn kết với trường học khơng có liên hệ nào với hành vi sử dụng bạo lực của vị thành niên [82, tr.210]. Tức là nhà trường khơng có vai trị tích cực trong việc ngăn cản hành vi bạo lực đang gia tăng trong mơi trường học đường. Đi tìm nguyên nhân của hiện tượng này, tác giả cho rằng có nhiều cách lý giải, trong đó, đáng chú ý là "khuynh hướng né tránh giải quyết bạo lực của người có thẩm quyền (đặc biệt là thầy cô và nhà trường. Khảo sát cho thấy, giáo viên và giám thị thường có xu hướng né tránh giải quyết các vụ việc xô xát của học sinh, một phần vì những vụ việc này thường khó giải quyết, một phần vì sợ bị trả thù. Và khi những người có thẩm quyền né tránh giải quyết, việc sử dụng bạo lực sẽ khơng cịn là mối đe dọa đối với sự gắn kết

đối với trường học của vị thành niên". Một minh họa về cách ứng xử trong trường

học đối với các hành vi lệch chuẩn cho phép nhận định rằng với những sai lệch nhỏ, nhà trường đã không thể/không muốn ngăn chặn và không tạo ra nguy cơ bị phạt, hoặc bị đuổi học đối với người học thì nguy cơ xảy ra những sai lệch lớn - những hành vi VPPL, thậm chí là tội phạm, là rất cao. Nó cũng phần nào cho thấy hiệu quả trong việc tuyên truyền pháp luật, giám sát, quản lý,… của nhà trường đối với NCTN là khá hạn chế, từ đó góp phần làm gia tăng các hành vi VPPL ở lứa tuổi này. Thiết chế nhà trường trong trường hợp này chưa đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được xã hội giao phó.

Cũng quan tâm đến ngun nhân VPPL nhìn từ vai trị của nhà trường, tác giả Phạm Xuân Lý nhận định: "nhà trường cũng chỉ dừng lại ở mức cung cấp những tri thức về mặt lý thuyết cho các em. Việc quản lý của nhà trường còn nhiều thiếu sót, bố trí lớp học q đơng trong khi chỉ có một giáo viên, dẫn đến giáo viên rất khó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em, khơng có thời gian kèm cặp những em yếu kém, thuyết phục những em cá biệt. Do đó, hiện tượng học sinh bỏ học rồi phạm pháp rất dễ xảy ra" [52, tr.91].

Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2016) cho rằng: Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật ở một số trường học còn hạn chế, việc giảng dạy môn giáo dục công dân chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc chăm lo cải thiện đời sống tinh thần, tạo ra sân chơi bổ ích thu hút học sinh còn nhiều bất cập. Một số biểu hiện tiêu cực của các nhà trường, của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý chậm được phát hiện xử lý. Các hoạt động của tổ chức đoàn, đội chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vui chơi và cách ứng xử có văn hóa khi phát sinh mâu thuẫn. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và lực lượng Công an cơ sở trong quản lý, giáo dục học sinh hư, học sinh cá biệt còn chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng nhiều em trong số này đã tham gia vào các hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội và VPPL [47, tr.118].

Những kiến giải của các tác giả đã cho thấy phần nào sự bất hợp lý của cấu trúc nhà trường, trước tiên là cấu trúc về môn học dường như đang quá nặng về giáo

dục tri thức mà xem nhẹ giáo dục pháp luật; cấu trúc về phương pháp giảng dạy các môn giáo dục pháp luật cũng chưa tạo được sức hút đối với người học; cấu trúc về sự liên kết giữa nhà trường- gia đình- cơ quan chức năng (cụ thể là cơ quan công an, nhất là lực lượng cảnh sát khu vực) dường như chưa có sự bền chặt cần thiết. Có thể khẳng định sự bất hợp lý này là một trong những nhân tố căn bản góp phần làm gia tăng tình trạng NCTN bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội và tội phạm.

Tóm lại, mơi trường giáo dục nhà trường chưa chứng tỏ được một cách rõ nét vai trị của mình trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho NCTN. Đa phần NCTN có những nhận thức, hiểu biết ban đầu về pháp luật không phải từ các nhà trường phổ thông, mà là từ TGD, từ truyền thông đại chúng. Nguyên nhân một phần do NCTN VPPL thường bỏ học sớm, phần khác do công tác này dường như chưa được sự quan tâm của các nhà trường. Trình độ học vấn của NCTN tỷ lệ thuận với mức độ hiểu biết pháp luật của họ. Nghĩa là, mức học vấn càng cao, khả năng nhận thức pháp luật của NCTN càng mở rộng và ngược lại.

4.1.4. Nguyên nhân đến từ các môi trường xã hội khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 146 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)