Nguồn: [38, tr.151-152] Biểu đồ cho thấy các tội phạm do NCTN gây ra cao nhất là các tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản (chiếm 50,35% tổng số vụ phạm tội do NCTN gây ra). Nhiều vụ có tính chất nguy hiểm cao bởi phương thức sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, xâm hại đến tài sản
40 135 13 57 358 1189 141 153 76 613 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Giết người Cướp tài sản Cưỡng đoạt tài sản Hiếp dâm, cưỡng dâm Cố ý gây thương tích Trộm cắp tài sản Cướp giật tài sản Gây rối TTCC Đánh bạc Tội phạm khác
Tình hình tội phạm do NCTN gây ra xảy ra nhiều nhất tại Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú n, Lâm Đồng, Khánh Hịa, Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang. Có xu hướng tập trung tại thành phố, thị xã [38, tr.153].
Xét về hình thức xử lý, tỷ lệ NCTN VPPL bị xử lý hình sự chiếm khoảng 33,0% tổng số trường hợp vi phạm hình sự ở độ tuổi này, cịn lại 67,0% bị xử lý hành chính với các hình thức như: giao cho gia đình quản lý giáo dục, giáo dục tại xã phường thị trấn, lập hồ sơ đưa vào TGD và các biện pháp hành chính khác. Tuy nhiên, khơng thể chỉ căn cứ vào biện pháp xử lý để đánh giá tính chất, mức độ của tình hình tội phạm do NCTN gây ra vì nhiều vụ NCTN phạm phải các tội phạm nghiêm trọng nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, TGD để giáo dục, cải tạo. Do đó, nếu khơng có biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức xã hội trong giáo dục, quản lý thì nguy cơ các đối tượng này tiếp tục tái phạm là rất cao [38, tr.154].
Xét về giới tính, NCTN VPPL thời điểm năm 2015 đa phần là nam giới, chiếm 96,7%, nữ giới chiếm 3,3% [38, tr.155].
Về học vấn, trình độ học vấn của NCTN VPPL nhìn chung khá thấp, thậm chí có những đối tượng không biết chữ. Đáng chú ý, trong số các đối tượng chưa thành niên VPPL có 41% đã bỏ học [38, tr.156].
Về nghề nghiệp, đa phần NCTN VPPL đều khơng có việc làm hoặc sống phụ thuộc vào gia đình [38, tr.156].
Như vậy, số liệu cung cấp bởi cơ quan cơng an đã cho thấy cái nhìn đa chiều cạnh về tình trạng VPPL của NCTN trên phạm vi cả nước từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2015. Đây là những căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN VPPL thời gian tới.
Tình hình NCTN VPPL tại các TGD- Bộ Công an.
Kết quả khảo sát, đánh giá tình hình học sinh TGD do Tổng cục VIII - Bộ Cơng an tiến hành tính đến ngày 31/8/2015 như sau: Các TGD đang quản lý 336 NCTN VPPL, trong đó nam chiếm 97,87%, nữ chiếm 2,13%. Số dưới 14 tuổi chiếm 5,18%; số từ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 39,02%; số từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 29,88%; số từ 18 tuổi trở lên chiếm 25,9%.
Xét theo tình trạng VPPL: Số đã bị áp dụng biện pháp đưa vào TGD chiếm 6,7% (đây cũng là số NCTN VPPL bị đưa vào TGD lần thứ 2); số đã bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn chiếm 92,68%.
2.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống các trường Phổ thông công nông nghiệp trước đây, ngày 26/4/1996 Bộ Công an đã ra Quyết định số 199/QĐ/BNV (X13) thành lập 4 TGD theo khu vực, gồm: TGD số 1 (Hà Nội), TGD số 2 (Ninh Bình), TGD số 3 (Đà Nẵng), TGD số 4 (Đồng Nai). Riêng TGD số 1, UBND thành phố Hà Nội không bàn giao cho Bộ Công an quản lý mà lấy tên là Trường Phổ thơng nội trú có dạy nghề số 1 và giao cho Cơng an Hà Nội quản lý. Năm 2007, trường này đã giải thể. Bộ Công an thành lập thêm TGD số 5 (Long An). Như vậy, cả nước có 4 TGD gồm TGD số 2, số 3, số 4 và số 5.
TGD số 2 được thành lập ngày 2/6/1968 với tên gọi là Trường phổ thông công nông nghiệp 2 đặt tại Trại cải tạo Phong Quang (xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Năm 1979, khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, trại được di chuyển về Ninh Bình và Trường phổ thơng cơng nơng nghiệp 2 được đặt trên mảnh đất khoảng 10ha xã Mai Sơn, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 24/4/1996, Trường phổ thơng cơng nơng nghiệp 2 được đổi tên là TGD theo Quyết định số 199-QĐ/BNV ngày 24/4/1996 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc thành lập các TGD do lực lượng CAND quản lý. Số học sinh được nhà trường quản lý tăng lên với khoảng trên dưới 800 em tùy năm. Nội dung giáo dục ngày càng được cải thiện, thêm nhiều nội dung mới thiết thực hơn đối với trẻ em hư, như chương trình giáo dục cơng dân hệ TGD, chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản,… Đội ngũ cán bộ từng bước được củng cố và nâng cao chất lượng, trình độ chun mơn. Hiện nay, TGD số 02 có 117 cán bộ.
Tính đến cuối năm 2014, TGD số 2 quản lý 394 NCTN VPPL. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3/2017, trường chỉ còn quản lý 170 học sinh. Lý do về sự giảm sút mạnh của lượng học sinh giáo dưỡng được Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII- Bộ Công an) và cán bộ TGD lý giải là do tác động của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013. Theo đó, tăng cường xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn (giáo dục tại cộng đồng) và hạn chế áp dụng biện pháp đưa vào TGD. Quyết định đưa vào TGD phải do phán quyết của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện thay vì là quyết định của Chủ tịch UBND quận, huyện như quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây. Đây là nguyên nhân chính khiến số học sinh giáo dưỡng giảm mạnh, thậm chí, có 01 TGD phía Nam đã điều chuyển công năng, khơng cịn là TGD nữa.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng chủ yếu trong nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Các tài liệu được phân tích theo các mảng đề tài về NCTN VPPL, như hướng nghiên cứu lý thuyết và hướng nghiên cứu thực nghiệm. Hướng nghiên cứu lý thuyết chủ yếu đến từ các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi, trong đó tập trung vào khuynh hướng giải thích tội phạm và hành vi VPPL từ khía cạnh y- sinh học và từ khía cạnh xã hội. Hướng tiếp cận thực nghiệm đến từ một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu trong nước, như tác giả Đặng Cảnh Khanh, Hoàng Bá Thịnh, Lê Thị Quý, Lê Tiêu La, Đặng Nguyên Anh, Trần Đức Châm, Nguyễn Đình Tấn,... Có thể nói, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về NCTN VPPL khá đa dạng và chúng trở thành các kênh thông tin đối chiếu, so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án tại TGD số 02- Bộ Công an.
Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu quan trọng khác như số liệu thống kê của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân
dân tối cao,… cũng là những thông số quan trọng phục vụ cho luận án. Những thông số này là cần thiết để nhận diện rõ hơn về tình hình NCTN VPPL thời gian gần đây, từ đó, phần nào giúp luận án có thể mở rộng phạm vi phân tích ra khỏi phạm vi TGD số 02- Bộ Cơng an để ít nhiều có thể hình dung chân dung xã hội của NCTN VPPL trên phạm vi toàn quốc.
Một số tài liệu về Luật pháp như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính,... cũng là căn cứ quan trọng để tác giả sử dụng để phân tích các khái niệm cơng cụ phục vụ cho q trình nghiên cứu. Các tài liệu về phương pháp nghiên cứu, về địa bàn nghiên cứu,... cũng được tác giả sử dụng như những công cụ đắc lực phục vụ cho luận án.
Chúng tơi cũng có được tiếp cận hồ sơ cá nhân của NCTN VPPL tại TGD số 02- Bộ Công an và tại một số trại giam thuộc Bộ Công an, tuy nhiên, do yêu cầu đảm bảo bí mật của ngành nên việc trích dẫn hồ sơ của NCTN VPPL là khá khó khăn. Vì vậy, chúng tơi chỉ sử dụng một phần dữ liệu cho việc phân tích nguyên nhân trực tiếp của tình trạng NCTN VPPL.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm tìm hiểu về thực trạng và đánh giá một cách khách quan về nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp tác động tới tình trạng VPPL ở NCTN, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 12 trường hợp. Cụ thể:
- 01 cán bộ quản lý TGD số 02;
- 02 giáo viên tại TGD số 02 (01 nam và 01 nữ); - 02 phụ huynh của NCTN VPPL (01 nam, 01 nữ); - 07 NCTN VPPL (05 nam, 02 nữ).
Trong 12 trường hợp phỏng vấn sâu nêu trên, có 10 trường hợp được phỏng vấn sâu trực tiếp, 02 trường hợp là phụ huynh của NCTN VPPL được phỏng vấn qua điện thoại.
Việc tiến hành phỏng vấn sâu đối với NCTN VPPL khá khó khăn. Theo một số cán bộ TGD và cán bộ trại giam thuộc Bộ Cơng an cho biết rất khó để các em có thể thoải mái, cởi mở tâm sự, đa phần các em nói dối để chối tội. Việc tiếp cận phụ
huynh học sinh TGD cũng không đơn giản, vì họ khơng muốn đề cập đến việc con họ có hành vi VPPL. Do đó, chúng tơi phải vận dụng các mối quan hệ với giáo viên trong TGD để có thể gặp và trị chuyện với họ qua điện thoại.
2.5.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Được sử dụng nhằm thu thập thông tin định lượng bổ sung cho các thông tin định tính có được từ phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu. Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế gồm 46 câu hỏi, tương ứng với 191 biến số giúp phân tích các dữ liệu về đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm loại hình, tính chất, mức độ và lý giải nguyên nhân VPPL của NCTN tại TGD số 02- Bộ Công an.
Phiếu trưng cầu ý kiến được phát cho 355 trên tổng số 360 học sinh TGD số 02- Bộ Công an vào thời điểm khảo sát (tháng 02-04/2015). Như vậy, hầu như toàn bộ học sinh TGD số 02 đã tham gia trả lời vào phiếu điều tra.
Việc phát phiếu trưng cầu ý kiến được tiến hành tại các lớp học, có sự hướng dẫn cách trả lời và giám sát của các điều tra viên và giáo viên TGD số 02. Thực tế, việc trưng cầu ý kiến đối với học sinh giáo dưỡng gặp khá nhiều khó khăn, do một số em khơng biết chữ, hoặc nhận thức có hạn; một số em có mặc cảm với những hành vi lệch chuẩn mà mình đã thực hiện nên có thể xảy ra tình huống trả lời thiếu trung thực,… Sự quản lý, giám sát của các giáo viên chủ nhiệm tại TGD số 02 đã giúp chúng tơi khắc phục phần nào những khó khăn nêu trên. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng hết sức để hạn chế sai số, nhưng khơng thể phủ nhận chính những trở ngại trong q trình khảo sát cũng ít nhiều làm xuất hiện sai số của kết quả điều tra.
Việc xử lý số liệu được tiến hành theo phần mềm SPSS phiên bản 17.0. Bên cạnh số liệu phân tích tần suất, tỷ lệ và tương quan nhằm đánh giá mức độ và mối quan hệ của các yếu tố đến tình trạng VPPL của NCTN, chúng tơi có sử dụng hệ số Cramer’V để đo lường độ mạnh, yếu của mối quan hệ giữa các biến số. Các biến định danh và một số biến thứ bậc đã được mã hóa thành các biến nhị phân để thực hiện mơ hình hồi quy Binary Logistic, từ đó đi đến các kết luận về mức độ tác động của các yếu tố như thói quen, gia đình, mơi trường giáo dục nhà trường, mơi trường xã hội, truyền thông đại chúng,… cũng như sự phối hợp, cộng hưởng của các yếu tố
Tiểu kết chƣơng 2:
Chương 2 đã trình bày một số khái niệm công cụ được sử dụng trong luận án: người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tội phạm, đồng phạm, trường Giáo dưỡng, cấu trúc xã hội, xã hội hóa. Chương 2 cũng đề cập đến 3 lý thuyết xã hội học được vận dụng trong nghiên cứu về NCTN VPPL: lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý thuyết gán nhãn và lý thuyết xã hội hóa đồng thời phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tội phạm và NCTN VPPL. Những nét khái quát về trường Giáo dưỡng số 02- Bộ Công an và tình hình NCNT VPPL thời gian gần đây cũng được tập trung phân tích.
Để thực hiện nghiên cứu về cấu trúc xã hội của NCTN VPPL, luận án đã sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chủ đạo: phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu và trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. Các phương pháp này có tác dụng trong việc cung cấp thơng tin định tính và định lượng về NCTN VPPL hiện nay.
CHƢƠNG 3
CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
3.1. Cấu trúc nhân khẩu- xã hội của ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật
Trong nội dung cấu trúc về nhân khẩu- xã hội của NCTN VPPL, chúng tôi tập trung vào việc mô tả những nét khái quát về những đặc điểm về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thành phần dân tộc và địa bàn cư trú của NCTN VPPL thông qua số liệu khảo sát 355 học sinh tại TGD số 02- Bộ Công an cùng với những số liệu so sánh của các cơ quan chức năng. Thơng qua lăng kính của lý thuyết cấu trúc xã hội, chúng ta có thể có những hình dung bước đầu về chân dung xã hội của họ- những NCTN VPPL.
3.1.1. Độ tuổi
Xét theo yếu tố độ tuổi, thống kê của cơ quan công an cho thấy trong khoảng thời gian từ 2006- 2010 NCTN VPPL ở nhóm tuổi dưới 14 là 5.530 trường hợp, chiếm 7,25%; độ tuổi từ 14 đến dưới 16 là 23.653, ứng với 31,0%; độ tuổi từ 16 đến dưới 18 là 47.111, chiếm 61,75% [4, tr.64].
Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết từ năm 2006-2010 có tổng số 35.658 bị can là NCTN bị khởi tố điều tra và Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 23.612 bị can. Trong đó, số bị can là NCTN bị khởi tố ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi là 4.969 người, chiếm 14,0% tổng số bị can là NCTN bị khởi tố [4, tr.70]. Chúng ta có thể thấy độ “vênh” giữa số liệu của cơ quan công an và cơ quan kiểm sát cung cấp, song điều này hồn tồn có thể xảy ra. Bởi cơ quan công an thống kê số trường hợp NCTN VPPL, viện kiểm sát nhân dân các cấp quyết định khởi tố bị can nếu mức độ VPPL của họ phải khởi tố hình sự. Số liệu thống kê của 2 cơ quan phản ánh một sự thật là mặc dù số trường hợp VPPL của NCTN ở độ tuổi dưới 14 chiếm tỷ lệ thấp (7,25%), nhưng mức độ nguy hại của hành vi của họ cho xã hội lại rất cao, do đó, số bị can bị khởi tố chiếm tới 14,0%.
Cơ cấu tuổi cụ thể của học sinh tại TGD số 02, tại các TGD nói chung và theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2015 như sau:
Bảng 3.1: Độ tuổi của học sinh TGD số 02, tại các TGD và số bị can là NCTN bị khởi tố năm 2015 theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Tuổi TGD số 02(*) Thống kê tại các TGD (**) Số bị can là NCTN