Địa bàn cư trú và thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cấu trúc nhân khẩu xã hội của người chưa thành niên vi phạm pháp luật

3.1.4. Địa bàn cư trú và thành phần dân tộc

Về địa bàn cư trú, kết quả khảo sát cho thấy có 62,3% sống tại khu vực thành thị và 37,7% sống tại khu vực nông thôn và miền núi.

Tương ứng với số liệu về khu vực cư trú của NCTN VPPL, trong đó, đa phần trong số họ cư trú ở khu vực thành thị, xét theo tiêu chí dân tộc, kết quả khảo sát cho thấy có 28,2% em là người dân tộc ít người, 71,8% là người dân tộc Kinh.

Mối quan hệ tương quan giữa biến số nơi cư trú và thành phần dân tộc của NCTN VPPL với biến số hành vi VPPL của NCTN như sau:

Bảng 3.3: Hành vi trộm cắp tài sản của NCTN theo nơi cư trú và thành phần dân tộc

Tội danh trộm cắp tài sản theo nơi cƣ trú

Nơi cƣ trú Tổng

Nông thôn, miền núi Thành phố, thị xã

Tần suất 105 196 301

Tỷ lệ % 78,4 88,7 84,8

Cramer’sV = 0,139/ Sig = 0,009

Tội danh trộm cắp tài sản theo thành phần dân tộc

Dân tộc

Dân tộc thiểu số Dân tộc Kinh Tổng

Tần suất 79 222 301

Tỷ lệ % 79,0 87,1 84,8

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Sở dĩ chúng tôi chỉ sử dụng hành vi trộm cắp tài sản trong cơ cấu các hành vi VPPL làm biến số phụ thuộc để xử lý tương quan do đây là hành vi phổ biến nhất khiến NCTN VPPL bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào TGD số 02 (chiếm 84,8%), các tội danh khác chiếm tỷ lệ rất thấp, do đó khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với hệ số Cramer’sV= 0,139 với mức ý nghĩa P<0,05 bước đầu cho phép kết luận nơi cư trú của NCTN VPPL có ảnh hưởng tới hành vi trộm cắp tài sản của NCTN theo hướng mức độ vi phạm ở khu vực thành phố, thị xã cao hơn so với khu vực nông thôn, miền núi. Tương ứng với số liệu VPPL ở khu vực thành thị, NCTN VPPL là người dân tộc Kinh có tỷ lệ cao hơn so với các dân tộc khác.

Biểu 3.3: 5 tỉnh/ thành phố có NCTN bị khởi tố cao nhất và thấp nhất trên địa bàn cả nước năm 2015 (đvt: người)

Nguồn: 95, tr. 50-51. 5 địa phương có số bị can bị khởi tố là NCTN cao nhất (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đăk Lăk, Gia Lai) có tổng cộng 1.420 bị can; 5 địa phương có số bị can bị khởi tố là NCTN thấp nhất (Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang) có tổng cộng là 121 bị can. Khoảng cách giữa hai nhóm này lên tới 11,74 lần cho thấy tình hình tội phạm ở NCTN có diễn biến khác biệt ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Như vậy, các số liệu điều tra cho phép nhận định rằng trong thời gian qua, NCTN VPPL thường tập trung ở khu vực đô thị, và thường là người dân tộc Kinh. Có sự khác biệt giữa các địa phương về tình hình NCTN VPPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)