Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của NCTN VPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 133 - 144)

66.8 35.5 18 16.1 13.8 6.8 5.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Chơi game online Tụ tập bạn bè Chat Uống rượu Đánh bạc Đọc sách, báo, tạp chí Học văn hóa, học nghề

Biểu đồ cho thấy, đối với 7 nhóm hành vi được nêu, thì những khuynh hướng hành vi tiêu cực lại được thực hiện nhiều hơn. Có thể kể đến nhiều nhất là chơi game online: 66,8%; tụ tập bạn bè: 35,5%; tán gẫu (chat): 18,0%; uống rượu: 16,1%; đánh bạc: 13,8%. Trong khi đó, những hành vi được xem là tích cực, như học văn hóa, học nghề; đọc sách, báo, tạp chí chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 6,8% và 5,9%. Kết quả khảo sát cho phép khẳng định, trong “cấu trúc” hành vi của NCTN trong thời gian nhàn rỗi, phần tiêu cực đã lấn át, vượt trội hơn hẳn so với phần tích cực. Và đó được xem là một trong những nguyên nhân của sự VPPL của họ. Điều này được kiểm định qua mơ hình hồi quy Logistic dưới đây:

Mơ hình 4.3: Hồi quy Binary Logistic về tác động của một số hành vi tiêu cực trong thời gian nhàn rỗi đến hành vi trộm cắp tài sản của NCTN

Hệ số B Sai biệt chuẩn Kiểm định Wald Mức ý nghĩa Sig Tỷ lệ chênh lệch (Exp B) (1) .954 .556 2.945 .046 2.596 (2) 1.339 .308 18.942 .000 3.816 Hằng số .857 .217 15.618 .000 2.357

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Chú thích:

Tội danh trộm cắp tài sản với các giá trị: 1: đúng; 0: sai

(1): Khi rảnh rỗi thường thực hiện hành vi đánh bạc với các giá trị: 1: đúng, 0: sai

(2): Khi rảnh rỗi thường thực hiện hành vi chơi game online với các giá trị: 1: đúng, 0: sai

Các mức ý nghĩa P ở cả 2 biến số khi rảnh rỗi thực hiện hành vi đánh bạc và chơi game online đều đảm bảo ý nghĩa thống kê (<0,05). Kết quả kiểm định cho thấy nếu NCTN thường thực hiện hành vi đánh bạc khi rảnh rỗi, xác suất thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ tăng lên 2,596 lần; nếu họ thực hiện hành vi chơi game online vào thời gian rảnh rỗi, xác suất thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ tăng lên 3,816 lần. Điều này cho thấy tác động tương đối mạnh mẽ của các hành vi mang khuynh hướng tiêu cực trong thời gian rảnh rỗi của NCTN đối với hành vi VPPL của họ. Rõ ràng, khi NCTN sa đà vào các hành vi phải sử dụng đến nhiều tiền bạc, như đánh bạc hay chơi game online thì nhu cầu về tiền ln thơi thúc, thường trực, một số còn vay nợ, kể cả vay nợ tín dụng đen để thỏa mãn nhu cầu. Và khi khơng cịn cách nào khác để có tiền để chơi, họ sẵn sàng thực hiện các hành vi VPPL (ở

đây là trộm cắp tài sản). Một ý kiến phỏng vấn sâu cho biết: “Em chơi bài bạc, lơ đề, khơng có tiền, em phải đi vay lung tung để chơi. Khơng có tiền trả, em mới đi ăn trộm để trả nợ” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản].

Mơ hình hồi quy Logistic cũng giúp kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các hành vi của NCTN vào thời gian rảnh rỗi với mức độ VPPL (được đo bằng thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính tại TGD của NCTN với 2 giá trị: 0: dưới 24 tháng; 1: 24 tháng).

Mơ hình 4.4: Hồi quy Binary Logistic về tác động của một số hành vi tiêu cực trong thời gian nhàn rỗi đến thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính của NCTN

Hệ số B Sai biệt chuẩn Kiểm định Wald Mức ý nghĩa Sig Tỷ lệ chênh lệch (Exp B) (1) 1.073 .566 3.599 .051 2.925 (2) 1.536 .330 21.659 .000 4.644 (3) .627 .347 3.278 .047 1.873 Hằng số .519 .282 3.387 .046 1.680

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Chú thích:

(1): Khi rảnh rỗi thường thực hiện hành vi đánh bạc với các giá trị: 1: đúng, 0: sai

(2): Khi rảnh rỗi thường thực hiện hành vi chơi game online với các giá trị: 1: đúng, 0: sai (3): Khi rảnh rỗi thường thực hiện hành vi tụ tập bạn bè với các giá trị: 1: đúng, 0: sai

Kết quả kiểm định cho thấy khi NCTN thực hiện một số hành vi mang màu sắc tiêu cực trong thời gian nhàn rỗi thì xác suất thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của họ tăng lên. Trong đó, xác suất tăng mạnh nhất lên tới 4,644 lần khi cá nhân chơi game online, với hành vi đánh bạc và tụ tập bạn bè, xác suất tăng lần lượt là 2,925 và 1,873. Thực tế, hành vi chơi game online và đánh bạc đều khiến người tham gia phải sử dụng tiền bạc, trong khi hành vi tụ tập bạn bè lại có thể dẫn đến sự xúi giục, kích động NCTN tham gia vào các hành vi VPPL. Các mức ý nghĩa P trong mơ hình đều cho thấy các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho phép đưa ra nhận định những hành vi chưa phù hợp, mang tính hưởng thụ vật chất của NCTN có ảnh hưởng đến khuynh hướng thực hiện hành vi VPPL khiến họ bị xử lý vi phạm hành chính.

Thứ ba, mức độ tham gia vào các hoạt động mang tính tiêu cực trước khi vào TGD của NCTN VPPL

Bảng dưới đây sẽ liệt kê những hoạt động ít nhiều mang màu sắc tiêu cực mà NCTN VPPL tham gia trước khi họ vào TGD.

Bảng 4.7: Mức độ tham gia của NCTN VPPL vào một số hành vi tiêu cực trước khi vào TGD

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Bảng trên có các tỷ lệ ở các mức độ thường xuyên thực hiện hành vi và có giá trị trung bình (Mean). Theo đó, giá trị trung bình càng gần với 1 chứng tỏ mức thường xuyên của nó càng cao.

Bảng số liệu cho thấy hành vi được thực hiện ở mức thường xuyên nhất trước khi vào TGD của NCTN VPPL là trộm cắp tài sản (chỉ 13,8% cho biết họ chưa bao giờ thực hiện hành vi này). Giá trị trung bình của hành vi này là thấp nhất với trị số xấp xỉ 1,6, chứng tỏ nó được tiến hành thường xuyên nhất trong 12 hành vi được liệt kê. Trong đó, thường gặp nhất là ở nhóm có trình độ THCS và ít gặp nhất ở nhóm khơng biết chữ, với các giá trị trung bình lần lượt là 1,52 và 2,14.

Hành vi phổ biến thứ hai là uống rượu, bia, hút thuốc lá: chỉ 25,4% cho biết chưa bao giờ thực hiện hành vi này. Giá trị trung bình của hành vi này là hơn 1,7,

Hành vi

Mức độ tham gia (Đvt: %) Giá trị trung bình Thƣờng xun (1) Ít khi (2) Khơng có (3)

1. Trộm cắp tài sản khi có cơ hội 53,2 33,0 13,8 1,61

2. Uống bia rượu, hút thuốc 51,3 23,4 25,4 1,74

3. Đánh nhau 19,4 46,5 34,1 2,15

4. Xem, đọc văn hóa phẩm khơng lành mạnh 18,3 40,0 41,7 2,23 5. Theo nhóm bạn gây rối trật tự cơng cộng 13,8 42,8 43,4 2,30

6. Cãi lại thầy cô 14,9 33,2 51,8 2,36

7. Vi phạm luật giao thông 10,4 22,0 67,6 2,57

8. Quan hệ tình dục 8,7 24,5 66,8 2,58

9. Sử dụng ma túy 13,8 12,1 74,1 2,60

10. Các hình thức đánh bạc 5,9 25,4 68,7 2,63

11. Đua xe, cổ vũ đua xe 8,7 12,1 79,2 2,70

mức phổ biến nhất ở nhóm có trình độ tiểu học (1,67), thấp nhất ở nhóm khơng biết chữ (2,43).

Ở vị trí thứ ba, hành vi đánh nhau cũng đã từng được thực hiện bởi 65,9%

NCTN VPPL. Và thói quen đánh nhau vẫn tiếp tục được duy trì khi họ vào TGD, bởi khi được hỏi về các hành vi vi phạm của NCTN VPPL tại TGD, có tới 47,6% cho biết họ đã vi phạm lỗi đánh nhau ở trong TGD, không chỉ một lần mà là nhiều lần. Giá trị trung bình của hành vi này là 2,14, trong đó, mức thường xuyên nhất thuộc về nhóm THPT (1,93) và thấp nhất thuộc về nhóm khơng biết chữ (2,86).

Hành vi xem, đọc văn hóa phẩm khơng lành mạnh xếp vị trí thứ tư với giá trị trung bình là 2,23. Có liên hệ với hành vi này, hành vi quan hệ tình dục xếp vị trí thứ 8 với sự xác nhận bởi 32,2% người trả lời, giá trị trung bình của nó là 2,58. Chúng tôi xem hai hành vi này trong mối tương quan bởi trong các yếu tố cấu thành văn hóa phẩm khơng lành mạnh có các ấn phẩm đồi trụy mà lứa tuổi chưa thành niên, nhất là ở những NCTN VPPL thường tìm hiểu, thậm chí, thực hành theo các ấn phẩm này. Theo một số tác giả nghiên cứu tội phạm học, xã hội học tội phạm: “Ở NCTN phạm tội, năng lực tình dục phạm tội sớm và điều này cũng đúng đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam” [102, tr.1467]. Theo số liệu điều tra của chúng tôi với 355 học sinh giáo dưỡng, có 8,7% NCTN VPPL cho biết họ phạm pháp do thất vọng về chuyện tình yêu, tình cảm cá nhân; 5,1% do phải “bao” (tức là chi trả một phần hoặc toàn bộ các sinh hoạt phí,…) bạn gái/ bạn trai (ở đây thường là bạn gái, do người được hỏi phần lớn là nam giới); 3,4% cho biết họ vi phạm do làm theo phim ảnh, thậm chí là làm theo game online. Chứng tỏ rằng, một phần của hành vi phạm pháp ở NCTN có liên quan đến vấn đề tình cảm, tình u, tình dục vốn chưa/ khơng hồn tồn phù hợp với độ tuổi này.

Hành vi theo nhóm bạn gây rối trật tự công cộng cũng được 56,6% người trả lời cho biết đã từng tham gia, giá trị trung bình của nó là 2,30. Giá trị trung bình thấp nhất ở nhóm THPT (2,21) và cao nhất ở nhóm khơng biết chữ (2,71). Điều này cũng dễ dàng được lý giải qua con số 10,4% người trả lời phải vào TGD do phạm tội gây rối trật tự cơng cộng.

Có thể thấy, có sự liên hệ giữa hai nhóm hành vi đánh nhau và theo nhóm bạn gây rối trật tự cơng cộng. Nó đều phản ánh cá tính bồng bột, xốc nổi, thích thể hiện, thích phản ứng, thích gây sự của NCTN VPPL. Trong các cuộc gây rối luôn bao chứa hành vi đánh nhau của các đối tượng tham gia.

Hành vi cãi lại thầy cô cũng là một kiểu phản ứng thái quá của NCTN VPPL. Tỷ lệ thực hiện hành vi này lên tới 48,1% với trị số trung bình là 2,36 cho thấy mức độ “cá biệt” của những học sinh diện này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Đại diện lãnh đạo TGD cũng cho biết: “Các thầy cô giáo, nhất là các cô giáo ở trong trường cũng chịu áp lực do thói ngỗ ngược của học sinh. Nhiều khi chúng cịn phân cơng, phối hợp với nhau để trêu chọc, quấy phá các thầy cô” [nam, 54 tuổi, cán bộ quản lý TGD số 02].

Hành vi có tính chất chống lại các cơ quan chính quyền như vi phạm luật giao thông, phản ứng lại chính quyền, bỏ trốn, lăng mạ, chửi rủa cán bộ chính quyền,… lần lượt gặp ở 32,4% và 20,3% người trả lời với các trị số trung bình là

2,57 và 2,74. Một trường hợp cho chúng tôi biết: “Khi biết bị bắt để đưa vào TGD, em bỏ trốn, sau 2 tháng, em lại tiếp tục trộm cắp và bị bắt lại” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản].

Hành vi sử dụng chất ma túy có 25,9% xác nhận đã từng tham gia ở các mức độ với giá trị trung bình là 2,60, phổ biến nhất ở nhóm tiểu học với giá trị trung bình là 2,39.

Các hình thức đánh bạc cũng có tới 31,3% người trả lời cho biết đã từng

tham gia. Một ý kiến cho biết: “Bọn em thường chơi phỏm, nhưng để nhanh ăn hơn thì phải chơi 3 cây. Nhưng bây giờ, bọn em chơi qua mạng, chơi tôm, cua, cá nhanh thắng lắm, hoặc chơi bài ăn tiền trên mạng cũng hay” [nam, 16 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản]. Có thể nói, chính sự đa dạng của các hình thức đánh bạc (đánh trực tiếp, đánh gián tiếp online,…) đã góp phần lớn vào việc gia tăng tỷ lệ NCTN VPPL tham gia vào hoạt động này.

Hành vi đua xe và cổ vũ đua xe có 15,8% người trả lời từng tham gia với giá trị trung bình là 2,70. Tuy một số hành vi tiêu cực nêu trên có số người tham gia ít hơn, song chúng đều phản ánh những thói quen, cách hành xử coi thường người khác, coi thường pháp luật của NCTN VPPL.

Một cá tính rất riêng ở lứa tuổi chưa thành niên là muốn thể hiện khả năng/ đẳng cấp với những người xung quanh. Cá tính này có thể được hiểu như là sự hiếu chiến, hiếu thắng, thích nhận được sự tán thưởng của những người xung quanh. Nó đồng thời cũng thể hiện sự nơng nổi, bốc đồng, xốc nổi, thiếu suy nghĩ chín chắn của những người trẻ. Ngun nhân VPPL nhìn từ khía cạnh cá tính này cũng được các nhà nghiên cứu xem xét. Theo số liệu khảo sát của chúng tơi, có tới 10,7% ý kiến cho biết họ thực hiện hành vi phạm pháp xuất phát từ cá tính rất đặc trưng của lứa tuổi mới lớn này.

Như vậy, có thể kết luận chính thói quen ứng xử chưa phù hợp, xấu, thậm chí là VPPL trong quá khứ của NCTN VPPL đã khiến nhân cách của họ có phần kém hồn thiện, ngay cả khi họ đã được giáo dục, dạy dỗ tại cơ sở chuyên trách như TGD. Theo thống kê tại các TGD, “Nhiều em do hồn cảnh đặc biệt khó khăn, khơng nơi nương tựa phải lang thang trộm cắp, kiếm sống bằng mọi cách. Nhiều em bỏ nhà đi “hoang”, tụ tập, tham gia các băng nhóm trộm cướp, nghiện ma túy, cờ bạc, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS,… khi vào TGD thường xuyên vi phạm nội quy, chống phá, đánh nhau, trốn trường. Trung bình hàng năm có khoảng hơn 200 vụ học sinh đánh nhau, 150 vụ học sinh trốn trường hoặc có ý định trốn trường bị phát hiện” [75, tr.8]. Điều đó cho thấy, việc giáo dục thanh thiếu niên có thói quen tốt là hết sức quan trọng trong việc giúp họ tránh xa nguy cơ VPPL.

4.1.2. Nguyên nhân từ mơi trường gia đình

Gia đình là mơi trường xã hội hóa hết sức quan trọng đối với mỗi thành viên trong xã hội. Đây là nơi cá nhân được sinh ra, lớn lên, tiếp nhận các giá trị xã hội và có trách nhiệm nối dài các giá trị này thơng qua q trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm sống cho các thế hệ sau. Khi nghiên cứu về vai trị của gia đình đối với các hiện tượng lệch chuẩn, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà phân tâm học người Áo S.Freud cho rằng nếu q trình xã hội hóa đầu tiên của con người (trong đó, mơi trường chủ yếu là gia đình) khơng bình thường thì sau này lớn lên họ thường có những hành vi sai lệch, phạm tội. Chính sự xa cách, sự thiếu thốn hay sự đối xử khắc nghiệt,… được coi là những nguyên nhân, nguồn gốc trực tiếp phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội [81, tr.280]. Tiếp cận từ khía cạnh cấu trúc, có thể thấy sự

thiếu hụt hoặc tình trạng thiếu đầy đủ, hồn thiện của cấu trúc gia đình cũng có thể xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng VPPL ở NCTN. Nói như vậy để thấy mức độ ảnh hưởng từ phía gia đình đối với những NCTN VPPL là rất lớn. Trực tiếp tiến hành khảo sát về NCTN VPPL bị xử lý hành chính bằng hình thức đưa vào TGD, chúng tơi nhận thấy gia đình của học sinh giáo dưỡng có những đặc điểm tiềm tàng những tác động tiêu cực đối với hành vi của NCTN.

4.1.2.1. Tình trạng khơng hồn thiện/ đầy đủ của gia đình NCTN VPPL

Theo tổng kết công tác TGD của Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp - Bộ Cơng an: “phần đơng học sinh có hồn cảnh khó khăn, trong đó, mồ cơi bố hoặc mẹ có 18,22%; mồ cơi cả bố lẫn mẹ có 1,87%; bố mẹ ly hôn hoặc bố, mẹ bỏ đi 25,40%” [75, tr.8].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại TGD số 02- Bộ Cơng an cũng cho thấy, có tới gần ½ người được hỏi sinh ra, lớn lên trong những gia đình khơng đầy đủ, như thiếu bố (24,5%), thiếu mẹ (9,6%), thiếu cả bố và mẹ (8,5%) (xem biểu 3.8). Hay như kết quả nghiên cứu tại các TGD tháng 9 năm 2015 cho biết có tới 127/328 em (38,72%) có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 133 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)