Hành vi VPPL của NCTN theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 89 - 91)

Hành vi VPPL của NCTN Nghề nghiệp Tổng Đang đi học Đang đi làm Khơng có việc làm Trộm cắp tài sản Tần suất 42 137 122 301 Tỷ lệ % 61,8 91,9 88,4 84,8 Hệ số Cramer’s V= 0,315, mức ý nghĩa P=0 Gây rối trật tự công cộng Tần suất 11 11 15 37 Tỷ lệ % 16,2 7,4 10,9 10,4 Các tội khác Tần suất 23 13 16 52 Tỷ lệ % 33,8 8,7 11,6 14,6

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án Cấu trúc hành vi VPPL xét theo nghề nghiệp của NCTN mang tính quy luật khá rõ nét. Theo đó, đối với hành vi trộm cắp tài sản, tỷ lệ thấp nhất ở nhóm đang đi học (61,8%), 2 nhóm cịn lại (đã bỏ học) đều cao hơn so với tổng. Hệ số Cramer’sV=0,315 với mức ý nghĩa P<0,05 cho phép khẳng định nếu NCTN còn đi học, tỷ lệ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thấp hơn nhiều so với số đã bỏ học. Tuy nhiên, ở hành vi gây rối trật tự cơng cộng thì tỷ lệ cao nhất lại thuộc về nhóm đang đi học (16,2%), cao gấp hơn 1,5 lần so với tổng (10,4%). Lý giải về điều này, một ý kiến cho chúng tôi biết lý do khiến em phải vào TGD: “Em đánh nhau với bạn. Bị đánh nhiều nên em đã gọi anh họ và các bạn khác đến trả thù” [nam, 15 tuổi, gây rối trật tự công cộng]. Tuy khơng phải là tồn bộ, song có thể thấy tình trạng bạo lực học đường là một lý do khiến tội danh này chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm đang cịn ngồi trên ghế nhà trường. Các tội danh khác cũng có tỷ lệ cao hơn ở nhóm đang đi học (33,8%).

Ở đây có thể nhận thấy rất rõ cơ cấu mối quan hệ trong nhóm mà NCTN VPPL tham gia với tư cách là một thành viên. Khi một cá nhân trong nhóm bị xâm

phạm về thân thể hoặc quyền lợi, nhóm đã sử dụng vũ lực để “bảo vệ” thành viên của mình mà khơng nhờ đến sự can thiệp của người lớn (như thầy cô giáo hay các bậc phụ huynh). Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là nếu muốn tác động đến NCTN, làm họ thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhất thiết phải tác động đến các nhóm mà họ tham gia, trong trường hợp này, là nhóm bạn bè của họ.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy xét về loại hình hành vi VPPL của NCTN (tội danh) phổ biến nhất là trộm cắp tài sản. Đa phần NCTN thực hiện các hành vi này là nam giới, có trình độ học vấn tiểu học và THCS. Khơng có sự khác biệt lớn theo độ tuổi của NCTN VPPL theo tội danh mà họ thực hiện.

3.2.2. Số hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện đồng thời

Một chỉ báo quan trọng để đo lường mức độ táo bạo, nguy hiểm của hành vi VPPL của NCTN là số tội danh được thực hiện vào cùng một thời điểm của NCTN khiến họ bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức đưa vào TGD. Kết quả khảo sát của chúng tôi về vấn đề này như sau:

- Số thực hiện 1 tội danh: 79,7%.

- Số thực hiện cùng lúc 2 tội danh trở lên: 21,3%.

Như vậy, gần 4/5 người được hỏi cho biết họ chỉ thực hiện 1 tội danh (79,7%). Tuy nhiên, con số 21,3% thực hiện cùng một lúc 2 tội danh trở lên là hết sức đáng lo ngại. Một ý kiến phỏng vấn sâu cho biết: “Em chỉ định ăn trộm đồ thôi, nhưng bị người ta phát hiện nên em dùng dao đánh lại để bỏ chạy” [nam, 17 tuổi, phạm tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích]. Từ ý kiến phỏng vấn sâu này, chúng ta lại thấy thêm một thực trạng khác, đó là mức độ sử dụng cơng cụ, phương tiện để gây án của các em: “Song song với tính chất táo bạo của hành vi (có sử dụng bạo lực), hành vi phạm tội của NCTN còn thể hiện cả ý thức để phạm tội có sự chuẩn bị trước (…). Phương tiện thường được họ sử dụng là dao, lê, cơn, gậy, súng, vật nổ, kìm cộng lực, búa,…” [102, tr.1461].

Xem xét mối tương quan giữa số hành vi VPPL được thực hiện cùng thời điểm với độ tuổi của NCTN VPPL, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)