Cấu trúc về gia đình người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.5. Cấu trúc về gia đình người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Nhấn mạnh vai trị của gia đình trong việc phân tích nguyên nhân VPPL của trẻ em vị thành niên, trong bài viết “Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi VPPL của

trẻ em vị thành niên”, tác giả Nguyễn Hồi Loan (2000) đã chỉ ra 04 tác nhân hàng

đầu dẫn đến hành vi VPPL của trẻ em là (1). Trong gia đình có thành viên đã và đang phạm tội; (2). Phương pháp giáo dục của cha mẹ không đúng đắn; (3). Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đơng con; (4). Hồn cảnh gia đình cha mẹ ly thân hoặc ly dị. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận, để ngăn chặn hiện tượng trẻ em vị thành niên có hành vi VPPL, hành vi phạm tội, ngay trong phạm vi quản lý của gia đình thì: Các bậc cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái trong mọi việc làm của bản thân mình. Cha mẹ phải tạo mọi điều kiện cho con cái được vui chơi, được đến trường học hành. Cha mẹ phải có lối sống chung thủy, lành mạnh, yêu thương lẫn nhau. Ngoài ra chúng ta cần phải phát triển các trung tâm tư vấn để giúp đỡ các em, các bậc cha mẹ lựa chọn được phương pháp, cách thức giáo dục con cái cho phù hợp với hoàn cảnh của họ [51, tr. 42].

Luận án tiến sỹ của tác giả Hồ Diệu Thuý (2002) “Nguồn gốc xã hội của việc

nhà trường, truyền thơng,…), trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề tác động của mơi trường gia đình đến hành vi VPPL của NCTN hiện nay. Theo phân tích của tác giả thì sự rạn nứt của gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến NCTN. Phản ứng của NCTN khi gia đình có những vấn đề này là thu mình lại, sống khép kín, nhẫn nhục hoặc chống đối, quậy phá, khơng có tâm thế lao động học tập (…) Những tổn thương về tình cảm dẫn đến những thất bại trong học hành, những khổ đau trong cuộc sống của NCTN là nguồn gốc của tình trạng quậy phá, bỏ nhà, bỏ học, đến với các tệ nạn xã hội, đến với con đường tội lỗi,…[69, tr.103].

Về cấu trúc gia đình, tác giả Phạm Đình Chi (2005) nhận định: Cấu trúc gia đình bị tổn thương hay bị phá vỡ hoặc hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn cũng có mối quan hệ với hiện tượng tội phạm ở tuổi vị thành niên. Phần lớn các em trước khi phạm tội sống với cha mẹ nhưng cha mẹ khơng hịa thuận (44,3%), 16% các em sống trong gia đình có cha mẹ ly hơn [11, tr.124-126].

Tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý trong “Gia đình học” (2009) [46] có dành 3 chương phân tích về những sai lệch văn hóa gia đình dẫn tới các sai lệch xã hội. Các tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trị của gia đình trong việc ngăn chặn vị thành niên VPPL. Khái niệm “gia đình có vấn đề” cũng được các tác giả đưa ra với hàm nghĩa các gia đình khơng đầy đủ, như cha mẹ ly hôn, ly thân, bỏ rơi con cái cho người khác nuôi dưỡng, cha mẹ tù tội, cha mẹ vướng vào các tệ nạn xã hội (như lô đề, cờ bạc, rượu chè say xỉn,…) là nhân tố cơ bản dẫn đến tình trạng phạm tội của NCTN hiện nay.

Quan tâm đến yếu tố gia đình của NCTN VPPL, tác giả Nguyễn Minh Thức trong “NCTN VPPL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai- những nguyên nhân từ giáo dục gia đình” [70] có đề cập đến các nguyên nhân từ môi trường giáo dục gia đình ảnh

hưởng đến hành vi phạm pháp của NCTN: Thứ nhất, do kinh tế gia đình eo hẹp khơng đáp ứng được u cầu giáo dục cho thanh, thiếu niên trong thời kỳ mới; thứ hai, do cha mẹ thiếu kiến thức, sai lầm về phương pháp giáo dục con cái, như: chiều chuộng con cái một cách thái quá, đối xử hà khắc, đánh đập, chửi bới, thiếu sự bao dung với trẻ hoặc để trẻ thiếu thốn tình cảm, khơng được cha mẹ quan tâm đúng mức; thứ ba, do sự không gương mẫu của cha mẹ dẫn đến con cái hư hỏng VPPL.

Khác với tác giả Nguyễn Minh Thức, tác giả Phạm Xuân Lý lại hệ thống hóa các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN. Theo ông, có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến NCTN VPPL: Một là, các nguyên nhân từ gia đình, trong đó, ơng chú ý đến 6 trường hợp cụ thể: (1) cha mẹ thiếu gương mẫu, anh chị phạm pháp, (2) sự thiếu quan tâm của cha mẹ, (3) gia đình thiếu (mất cha, mẹ hoặc cả hai), (4) gia đình khơng hịa thuận, cha mẹ ly dị, (5) gia đình q đơng con- nghèo khổ và (6) gia đình có điều kiện nhưng cách dạy dỗ chưa phù hợp; hai là, các nguyên nhân từ nhà trường. Ông cho rằng: nếu có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, nếu giáo viên sớm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh,... thì hành vi phạm pháp của NCTN sẽ giảm; ba là, nguyên nhân từ xã hội, gồm hàng xóm, khu phố,... Trong nhóm ngun nhân thứ ba này, ơng chú trọng các nội dung sau: (1) sự lôi kéo, tác động của bạn bè và người lớn, (2) do đời sống kinh tế khó khăn, chưa tạo đủ cơng ăn việc làm, (3) do ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại và tệ nạn xã hội [52]. Như vậy, tác giả đã tổng kết khá đầy đủ và trọn vẹn nguyên nhân của tình trạng tội phạm ở độ tuổi vị thành niên.

Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX 02/11-15: “Tội phạm vị thành niên- Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” (2016) do Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển chủ trì, Đặng Cảnh Khanh là chủ nhiệm đề tài đã dành rất nhiều phân tích về khía cạnh gia đình của NCTN phạm tội. Theo đó, có tới 34,4% các em sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của bố mẹ đẻ (…), các số liệu thống kê cũng cho thấy có tới 14,5% số đối tượng tội phạm vị thành niên là những người “đi bụi”, sống lang thang. Đề tài cũng chỉ rõ: qua phân tích 35.654 đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội, có đến gần 50% rơi vào hồn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, trong gia đình thường xảy ra bạo lực, bố mẹ ly dị, ly thân [47, tr.117].

Gần đây nhất, tác giả Hoàng Bá Thịnh trong “Giáo trình gia đình học” xuất bản năm 2016 khi nói về đến hậu quả của tình trạng ly hơn có đề cập đến nhiều chiều cạnh, trong đó, có tình trạng VPPL của một bộ phận khơng nhỏ thanh thiếu niên [64].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)