Một số khía cạnh khác trong nghiên cứu về người chưa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm

1.2.8. Một số khía cạnh khác trong nghiên cứu về người chưa thành niên

phạm pháp luật

Luận án Tiến sỹ Luật học của Đỗ Bá Cở: "Hoạt động của lực lượng CAND trong phịng ngừa NCTN phạm tội trong tình hình hiện nay” (2000) tuy chủ yếu tập trung vào vai trò của lực lượng cơng an nhân dân trong ngăn chặn, phịng ngừa tội phạm ở NCTN song đã đề cập một cách khá toàn diện và sâu sắc về thực trạng NCTN VPPL cũng như những nguyên nhân của hiện tượng này giai đoạn trước đây [17]. Theo đó, tội phạm chưa thành niên gia tăng xuất phát từ sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và mơi trường xã hội chưa thực sự trong sạch, lành mạnh để NCTN có thể phát triển tồn diện về nhân cách.

Trong các công trình quan trọng nhất về phịng chống tội phạm thời gian gần đây, chúng ta không thể không đề cập đến bộ sách đồ sộ với 5 tập sách về “Khoa học hình sự Việt Nam” (2012) do Học Viện cảnh sát nhân dân (Bộ Công an) biên soạn:

Tập 1: Lý luận chung của Khoa học hình sự, gồm 15 chương với 367 trang. Tập 2: Kỹ thuật hình sự, gồm 13 chương với 935 trang.

Tập 3: Chiến thuật hình sự, gồm 15 chương với 419 trang. Tập 4: Phương pháp hình sự, gồm 38 chương với 1119 trang. Tập 5: Tâm lý học hình sự, gồm 6 chương với 415 trang.

Những nội dung có liên quan đến cơng tác phịng chống tội phạm, trong đó có tội phạm là NCTN được trình bày ở tập 5 của bộ sách này [104].

Trong luận án tiến sỹ luật học năm 2015: “Pháp luật về quyền của NCTN phạm tội ở Việt Nam”, tác giả Vũ Thị Thu Quyên đã làm rõ đặc điểm, nội dung, vai trị và tiêu chí đánh giá pháp luật về quyền của NCTN phạm tội ở Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa các văn bản pháp luật nhà nước đồng thời xen kẽ với phân tích một số văn bản pháp luật quốc tế về quyền của NCTN phạm tội. Từ đó đưa ra các đề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền của NCTN phạm tội ở Việt Nam [62].

Như vậy, có thể nhận thấy một đặc điểm chung là kể từ những năm 2000 cho đến nay, có rất nhiều ấn phẩm về tội phạm học, tội phạm do NCTN gây ra đã được xuất bản. Ngồi những cơng trình đã được hệ thống hóa theo các khía cạnh cấu trúc ở trên, có thể kể ở đây là những cuốn sách của tác giả Trần Đức Châm, như “Xã hội

Chính trị quốc gia, 2013), cuốn “Xã hội học thanh niên” (chương viết về các lý

thuyết “Sai lệch xã hội trong thanh niên”) của Đặng Cảnh Khanh (NXB Chính trị

quốc gia, 2006), cuốn “Vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên” của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh (NXB Lao động xã hội, 2003),... Các tác phẩm đều phản ánh từ khía cạnh lý thuyết đến các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tội phạm nói chung, trong đó ít nhiều đề cập đến vấn đề tội phạm do NCTN gây ra và tác hại của nó đối với đời sống xã hội cũng như biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Cơng trình nghiên cứu "Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại", (NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003) của tập thể tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên; cơng trình “xã hội học tội phạm và hoạt động phòng chống tội phạm ở Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn Chí Dũng,… cũng phản ánh về vị thành niên VPPL trong các thời kỳ khác nhau. Trong đó, các tác giả đều nhìn nhận một cách khá thấu đáo và tồn diện về các nguyên nhân căn bản dẫn đến NCTN VPPL thời gian gần đây.

Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây cho thấy quy mô, tầm cỡ và mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề NCTN, thanh thiếu niên VPPL. Hầu hết các tác giả đã có những nghiên cứu cơng phu, tỉ mỉ và có những kết luận xác đáng đối với vấn đề này. Họ cũng có sự kế thừa và phát huy các cơng trình nghiên cứu của những người đi trước, tham khảo các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi, tạo ra một dòng chảy xuyên suốt, hết sức sống động và bao quát về vấn đề này.

Tiểu kết chƣơng 1:

Những trình bày trên đây về các cơng trình ở các quy mơ, cấp độ khác nhau, từ lý thuyết đến thực nghiệm, từ các tài liệu chuyên khảo đến các đề tài luận án tiến sỹ, theo các khía cạnh của cấu trúc xã hội của NCTN VPPL,… để thấy rằng, vấn đề NCTN VPPL thực sự là mảng đề tài hấp dẫn, được sự quan tâm của nhiều thế hệ học giả, của các nhà nghiên cứu trong cũng như ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu về NCTN VPPL đã đề cập đến nhiều nội dung, khi là thực trạng, khi tìm hiểu về ngun nhân, có những đề tài được tiến hành trên phạm vi rộng, cũng có những đề tài tiến hành ở một địa bàn nhất định. Điểm mạnh của các nghiên cứu trước đây thể hiện ở nhiều phương diện:

Một là, đã xây dựng và hệ thống hóa các lý thuyết khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu về tội phạm và các hành vi sai lệch xã hội nói chung, về tội phạm và hành vi lệch chuẩn ở NCTN nói riêng.

Hai là, đã mơ tả thực trạng, lý giải nguyên nhân của các hành vi tội phạm và sai lệch xã hội, trên tầm vĩ mô cũng như vi mô.

Ba là, cách lý giải về tội phạm và hành vi lệch chuẩn ở NCTN cũng được trình bày khá cơng phu, tồn diện, nhìn từ khía cạnh cấu trúc, bao gồm những nhân tố khách quan, thuộc về môi trường xã hội, mơi trường gia đình, mơi trường nhà trường,… cho đến những nhân tố chủ quan, như cá tính, thói quen ứng xử của NCTN, hoặc mức độ nhận thức pháp luật còn hạn chế của NCTN.

Hàng loạt những điểm mạnh khác cũng được các cơng trình trước đây thể hiện, như việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng nghiện ma túy, tình dục,… đến mức độ VPPL của NCTN, hoặc mối quan hệ giữa tuổi thơ bị ngược đãi và tình trạng gia tăng sự phạm tội ở những người trẻ,…. Tuy nhiên, tình trạng liên tục gia tăng NCTN VPPL thời gian gần đây đặt ra vấn đề cần không ngừng cập nhật, bổ sung những số liệu, tài liệu, những thông tin mới, những cách tiếp cận mới về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc đặt hiện tượng VPPL ở NCTN trong cấu trúc các mối quan hệ xã hội của họ, như quan hệ với gia đình, nhà trường, với các thiết chế xã hội,… cũng là một nhiệm vụ bức thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu ngăn chặn, phòng ngừa NCTN VPPL, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý xã hội.

Chính vì lẽ đó, đề tài xã hội học “Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Tiếp cận cấu trúc xã hội” (Nghiên cứu trường hợp TGD số 02- Bộ Công an),

đồng thời có tham khảo thêm số liệu của các TGD số 03, 04, 05, một số trại giam, số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số liệu của cơ quan cơng an mong muốn góp thêm cách đánh giá, nhìn nhận cụ thể hơn, tồn diện hơn, đầy đủ hơn về cấu trúc xã hội của hiện tượng VPPL, nguyên nhân của hiện tượng này và đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng này trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng, bằng kết quả điều tra từ chính những NCTN VPPL sẽ cung cấp cái nhìn chính xác, chân thực về tình trạng VPPL của NCTN ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) người chưa thành niên vi phạm pháp luật tiếp cận cấu trúc xã hội (nghiên cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 02 bộ công an) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)