Đặc điểm của kênh phân phối trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 114 - 116)

- Tình báo kinh doanh sử dụng Internet đối với những nghiên cứu

QUảN TRị PHÂN PHốI TRONG THƯƠNG MạI §IƯN Tư

8.1.2. Đặc điểm của kênh phân phối trong thương mại điện tử

Kênh phân phối trong TMĐT có những đặc điểm sau đây: - Độ dài của kênh phân phối,

- Sự linh hoạt trong mở rộng / thu hẹp kênh phân phối,

- Có khả năng nâng cao hiệu quả của phân phối nhờ việc mở rộng phạm vi, tốc độ và tính liên tục,

- Các hệ thống vật lý và hệ thống thông tin nối liền với nhau, tạo sự hợp tác và quản trị trong việc giao hàng.

Nói đến độ dài kênh phân phối là muốn nói đến số lượng các trung gian phân phối xuất hiện giữa người mua và người bán. Kênh phân phối ngắn nhất là kênh phân phối mà khơng có các trung gian phân phối - nhà

240

sản xuất thực hiện các hoạt động thương mại trực tiếp với người tiêu

dùng, đây là cách mà hãng máy tính Dell đã áp dụng trong hoạt động

kinh doanh của mình. Kênh này được gọi là kênh phân phối trực tiếp. Loại hình kênh phân phối phổ biến hơn là kênh phân phối gián tiếp, bao gồm một hoặc một vài các trung gian phân phối. Các thành viên trong kênh phân phối gián tiếp bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, và người tiêu dùng cuối cùng. Các trung gian có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quan trọng của hoạt động phân phối.

Có thể nói, Internet và TMĐT được dự báo rằng sẽ thay thế cho các trung gian phân phối hiện có bằng việc sử dụng những kênh phân phối không qua môi giới, trung gian. Việc không sử dụng các trung gian, môi giới cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ các trung gian phân phối truyền

thống, từ đó có thể giúp giảm chi phí mà khi sử dụng các trung gian này, giá cả của sản phẩm sẽ phải cộng thêm một mức giá trị nhất định để đảm bảo lợi nhuận cho họ. Nhìn nhận một cách sâu rộng hơn, việc không sử dụng các trung gian, mơi giới cho phép nhà cung cấp có thể trực tiếp đưa hàng hố, dịch vụ của mình tới tay người tiêu dùng bằng kênh phân phối trực tiếp.

Tuy nhiên khơng phải loại bỏ hồn tồn các trung gian phân phối

đã là tối ưu vì các trung gian phân phối cũng thực hiện những chức năng

nhất định trong kênh - mà những chức năng này khơng phải nhà sản xuất nào cũng có thể thực hiện tốt như trung gian thương mại. Cụ thể như mỗi trung gian phân phối chuyên vào một chức năng nhất định, như là hoạt động xúc tiến sản phẩm thành thạo và chuyên nghiệp hơn là nhà sản xuất

tự thực hiện hoạt động xúc tiến này.

Nhiều chương trình quảng cáo ban đầu xoay quanh TMĐT và Internet đều chú trọng đến việc loại bỏ hoàn toàn các trung gian phân

phối và hy vọng có thể giảm giá thành của sản phẩm khi mà TMĐT có thể loại bỏ được các trung gian phân phối này. Tuy nhiên, quan điểm này khơng hồn tồn chính xác khi gắn nó vào một số các hoạt động thực tiễn cụ thể sau: Thứ nhất, việc sử dụng các trung gian phân phối cho phép nhà sản xuất có thể chú trọng, quan tâm đến lĩnh vực mà họ làm nhiều hơn là cứ phải tính tốn làm sao để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, mà việc này thực tế các nhà trung gian phân phối thực hiện

241 tốt hơn rất nhiều. Thứ hai, rất nhiều nhà trung gian phân phối truyền thống đã ứng dụng hoạt động thương mại điện tử thành công. Trong

nhiều trường hợp, nhà trung gian trực tuyến hoạt động hiệu quả hơn so với hình thức trung gian thơng thường của họ.

Có thể nhận thấy điều này khi xem xét những gian hàng trực tuyến. Nhà bán lẻ trực tuyến không mất quá nhiều chi phí cho việc th, duy trì q nhiều nhân viên bán hàng trong cửa hàng cũng như chi phí thuê cửa hàng; trong khi chỉ cần mất một khoản chi phí nhỏ cho việc thuê một địa

điểm để lưu trữ các hàng hoá phục vụ cho việc bán hàng trực tuyến. Mặt

khác, các gian hàng trực tuyến cần có chi phí thành lập và duy trì hoạt

động thương mại điện tử, và những chi phí này thì cũng khơng hề nhỏ

chút nào; tuy nhiên, họ không quan tâm đến việc phải bằng mọi cách tiết kiệm những chi phí có thể nhìn thấy được này bởi họ sẽ tiết kiệm hơn

thông qua việc loại bỏ những gian hàng kinh doanh ngoại tuyến. Các hệ thống vật lý và hệ thống thông tin đóng vai trị nối liền các thành viên kênh với nhau, đồng thời tạo ra sự hợp tác và quản trị những nỗ lực này trong việc giao các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đến với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)