Các chiến lược chào hàng sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 57 - 59)

- Tình báo kinh doanh sử dụng Internet đối với những nghiên cứu

QUảN TRị SảN PHẩM CHμO HμNG TRONG THƯƠNG MạI ĐIệN Tử

5.3.1. Các chiến lược chào hàng sản phẩm mớ

Khi phát triển các sản phẩm chào hàng trực tuyến mới, các nhà quản trị marketing có thể tận dụng các lợi ích mà e-marketing mang lại cho việc phát triển chào hàng như việc phối hợp với khách hàng trong

183 việc thiết kế sản phẩm (Customer Codesign), sử dụng linh hoạt nguồn thông tin điện tử đầu vào và sử dụng các tài nguyên khác của Internet tạo

để ra các cơ hội chào hàng mới.

Các chiến lược thường được lựa chọn để phát triển sản phẩm mới là chiến lược sản phẩm mới, chiến lược cải tiến sản phẩm, định vị lại sản

phẩm, và chiến lược khác biệt hóa. Để lựa chọn chiến lược thích hợp, thơng thường các nhà quản trị marketing thường dựa vào sự dự đoán về

doanh thu, chí phí và ROI hoặc sự hồn vốn của mỗi phương án chiến lược đó.

Chiến lược sáng tạo sản phẩm mới

Đây là chiến lược với những phát kiến đột biến nhằm tạo ra những

sản phẩm mới xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường. Điều này giúp

những người sản xuất và những người bán lẻ làm tăng thêm sự trung thành của khách hàng, giảm bớt phí tổn hàng tồn trữ và tránh việc giảm giá thay đổi theo mùa. Chiến lược này khá rủi ro nhưng phần thưởng tiềm năng cho sự thành công là rất lớn. Những người xây dựng kế hoạch e-marketing phát kiến đột biến cần chú ý tới khả năng thay đổi thói quen hay hành vi mua sắm của khách hàng. Các DN phải đối mặt với những nguy cơ rằng khách hàng sẽ không thay đổi trừ khi những hành vi mua sắm mới trở nên dễ dàng và họ nhận thấy rằng lợi ích là quan trọng.

Chiến lược cải tiến sản phẩm

Chiến lược cải tiến sản phẩm là việc các DN chọn một tên thương hiệu sản phẩm hiện tại và tạo ra những sản phẩm mới trong đầy đủ các

hạng mục khác nhau. Ví dụ Microsoft tạo ra một dịng sản phẩm mới khi giới thiệu trình duyệt Web Internet Explorer. Vì trình duyệt Netscape đã

được giới thiệu và dùng trước đó nên sự xuất hiện phần mềm này của

Microsoft không phải là những phát kiến đột biến mà chỉ được coi là

chiến lược cải tiến sản phẩm.

Ngoài ra, chiến lược cải tiến sản phẩm còn là sự bổ sung vào các dòng sản phẩm hiện tại xuất hiện khi nhà sản xuất tăng thêm mùi vị mới, kích cỡ mới và những sự biến đổi khác cho các dòng sản phẩm hiện tại. The New York Times Direct là một phiên bản có sự đổi mới đơi chút của phiên bản báo giấy, nhằm thích với sự phân phối trực tuyến. Nó là sản

184

phẩm khác trong dòng sản phẩm của The New York Times, cái mà bao gồm báo hàng ngày, mục sách báo hàng tuần, và nhiều dạng khác. Trên Internet, các DN luôn cải tiến thương hiệu của mình nhằm làm tăng thêm giá trị và sức cạnh tranh.

Chiến lược tái định vị

Chiến lược tái định vị sản phẩm là việc phát triển sản phẩm hiện tại nhằm hướng tới những thị trường mới hoặc khách hàng mới. Chẳng hạn như Yahoo! ban đầu xuất hiện với chức năng là một công cụ tìm kiếm tuy nhiên sau đó đã tái định vị lại trở thành cổng trực tuyến với nhiều

dịch vụ khách hàng khác nhau.

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa là để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng giới thiệu những sản phẩm/dịch vụ mà được người tiêu dùng đánh giá là duy nhất. Khả năng của một DN khác biệt hóa sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, nghĩa là nó có thể đặt giá cao hơn - giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành. Khả năng tăng doanh thu bằng cách đặt giá cao cho phép DN khác biệt hóa sản phẩm hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình và nhận được lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Sự khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở cho sự đổi mới và khả năng công nghệ phụ thuộc vào chức năng R&D.

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 57 - 59)