Khái niệm phân phối trong thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 113 - 114)

- Tình báo kinh doanh sử dụng Internet đối với những nghiên cứu

QUảN TRị PHÂN PHốI TRONG THƯƠNG MạI §IƯN Tư

8.1.1. Khái niệm phân phối trong thương mại điện tử

Các nhà quản trị marketing rất quan tâm đến hoạt động phân phối

bởi hoạt động này giúp xác định chính xác khách hàng nhận sản phẩm và dịch vụ như thế nào. Kinh nghiệm của khách hàng trong việc tiếp cận với sản phẩm thường tạo nên những màu sắc bao phủ cả thương hiệu của sản phẩm đó. Ví dụ, hãng máy tính Dell hiện đang duy trì việc kiểm sốt tồn bộ kênh phân phối của mình, do đó khách hàng khi mua các sản phẩm của Dell sẽ trực tiếp thông qua nhà sản xuất. Các nhà quản trị marketing còn giúp cho DN thiết lập các chiến lược cho hoạt động công bố, tiếp cận và phân phối các sản phẩm dịch vụ.

Một kênh phân phối trong TMĐT là một nhóm những DN - cá nhân có mối quan hệ độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng các phương tiện điện tử hoặc các phương tiện truyền thống khác để cùng tham gia

vào q trình đưa sản phẩm - thơng tin về sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

239 - Nhà sản xuất: Các DN sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ - Các trung gian phân phối: Là những DN có nhiệm vụ kết nối giữa người mua và người bán; làm nhiệm vụ trung gian cho các hoạt động

giao dịch giữa người bán và người mua. Trong môi trường TMĐT, tuỳ theo từng đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ mà các loại hình trung gian

phân phối này có thể tồn tại hoặc khơng tồn tại. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, dịch vụ có thể phân loại thành hai hình thức trung gian phân phối

điện tử gồm: Thứ nhất là trung gian “Click and Mortar” và “Brick and

Mortar”

- Người tiêu dùng, khách hàng, hay người mua: Là những người

tiêu dùng hoặc sử dụng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

Mỗi thành viên trong kênh phân phối thực hiện những vai trò và chức năng marketing nhất định để có thể đưa sản phẩm từ điểm đầu tiên là nhà sản xuất đến điểm cuối cùng là tiêu dùng. Ngoài chức năng nối liền

người bán và người mua, các trung gian phân phối còn tồn tại trong kênh

để thực hiện những chức năng khác mà nếu sử dụng các thành viên kênh

khác thì sẽ khơng đem lại hiệu quả cũng như tính hợp lý so với sử dụng các trung gian này. Các lợi ích mà trung gian phân phối có thể đem lại như thực hiện hoạt động giao dịch trung gian giữa các bên, giúp DN có thể hạ thấp được các chi phí tìm kiếm, chi phí giao dịch, và chi phí đi lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing thương mại điện tử: Phần 2 (Trang 113 - 114)