CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1.5. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại:
1.5.3. Bài học kinh nghiệm
Một là, khi xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, một trong những quan
điểm cơ bản được các ngân hàng xác định rõ là tất cả vì khách hàng. Quan điểm này được quán triệt sâu rộng từ cấp quản lý đến nhân viên, do đó trong việc điều hành
lẫn trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày của các giao dịch viên ln có sự uyển
chuyển nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Hai là, cần khơn khéo chọn lựa chính xác thị trường mục tiêu và ưu tiên hàng đầu
cho việc tập trung quảng bá, củng cố, phát triển thương hiệu trên thị trường này. Để
đạt được mục đích này, ngân hàng đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hiện trạng và
dự báo các xu hướng phát triển của từng thị trường và các nhóm khách hàng quan trọng để xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu của ngân hàng trên cơ sở làm sâu sắc thêm các ấn tượng và sự cảm tình trước chất lượng và tiện ích của từng sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, bên cạnh các thị trường và khách hàng trong nước, ngân hàng này luôn chú trọng mở rộng quảng bá thương hiệu của mình nhằm vào các khách hàng trên các thị trường tài chính – tiền tệ của thế giới.
Ba là, chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ khác, không ngừng cải tiến, đổi mới để
giữ vững thương hiệu. Muốn vậy, cần thực hiện nhất quán nguyên tắc, công nghệ, cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như tổ chức các hoạt động và từng sản phẩm dịch vụ không đơn thuần chỉ nhắm tới các nhóm khách hàng có sẵn và bắt khách hàng phải thích ứng với điều kiện hiện có của ngân hàng, mà điều quan trọng là sẵn sàng tiến hành những điều chỉnh hoặc thay đổi cần thiết để có thể duy trì được các khách
hàng và nâng cao vị thế trên thị trường truyền thống nhưng đồng thời phải hướng
thị phần và vị thế của ngân hàng trên các thị trường mới nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
Bốn là, xây dựng các kế hoạch chiến lược với tầm nhìn xa, rộng và chuẩn xác để có
định hướng đúng cho việc tiếp tục củng cố và phát triển thương hiệu của mình gắn
liền với các hoạt động khác của ngân hàng như hoàn thiện hạch tốn, kiểm sốt, đổi mới cơng nghệ, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển trong tương lai.
Năm là, để việc quảng bá thương hiệu thành cơng thì trước hết ngân hàng cần phải
tạo dựng và thống nhất thương hiệu trong nội bộ ngân hàng, tạo thành văn hóa thương hiệu của ngân hàng. Đạt được điều này sẽ giúp cho việc truyền tải thông điệp về thương hiệu ngân hàng thông qua các nhân viên ngân hàng đến với khách
hàng sẽ nhất quán với việc quảng bá ra bên ngoài, tạo cho khách hàng sự trải nghiệm tốt từ đó trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng.
Sáu là, khi thiết kế các yếu tố thương hiệu hữu hình phải thể hiện được hình ảnh
thương hiệu cũng như thuận tiện cho việc quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó các
yếu tố vơ hình tạo nên thương hiệu như chất lượng dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp,… cũng cần chú trọng phù hợp với hình ảnh thương hiệu và thống nhất trong tồn hệ thống. Sau khi đã tạo dựng được các yếu tố thương hiệu, cần ban hành
thành bộ cẩm nang nhận diện thương hiệu và triển khai áp dụng thống nhất và đồng loạt trong toàn hệ thống
3 300
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của Chương 1 đã trình bày cái nhìn tổng quát về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng, vai trị của nó đối với khách hàng và đối với ngân hàng, cũng như quy trình căn bản để xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng.
Bên cạnh đó, là những ví dụ thực tiễn trong việc xây dựng thương hiệu của một số tổ chức tài chính nổi tiến trên thế giới và trong châu lục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về công tác xây
dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam sẽ được
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM