CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
3.2 Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Ngoại Thương VN:
3.2.2 Nâng cao năng lực tài chính:
Để xây dựng và phát triển thương hiệu thành cơng, ngồi ý chí muốn xây dựng
thương hiệu cịn phải có đủ tài chính để thực hiện. Vốn chủ sở hữu của VCB tính
đến thời điểm 31/12/2012 là 41.553 tỷ đồng, đang chiếm lĩnh vị trí ngân hàng có
mức vốn cao trong thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Nhưng nếu đem so sánh với các ngân hàng trung bình trong khu vực thì số vốn này vẫn còn khá thấp, như Singapore là 1tỷ USD, hay như ngân hàng KRUNGBANK của Thái Lan với mức vốn 5.8 tỉ USD thì mức vốn của VCB chỉ bằng 1/7 về quy mơ vốn tự có. Do đó việc tăng vốn là cần thiết, tuy nhiên khi tăng vốn phải có chiến lược hợp lý, tốc độ tăng vốn cần phải theo kịp và phù hợp với tốc độ mở rộng của hệ thống, tốc
độ tăng trưởng tín dụng và huy động tiền của ngân hàng, tránh tình trạng thiếu vốn
sẽ hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn cũng như khó khăn trong việc đầu tư cơng nghệ và hoạt động để khuyếch trương thương hiệu. Dẫn đến khó khăn trong việc đạt được kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Và trên tất cả thì điều này đồng nghĩa với một sự thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh, và ngược lại nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của cổ đông.
Về lựa chọn các biện pháp để tăng vốn. Xét về nguyên lý thì việc tăng vốn của
VCB có thể thơng qua các kênh sau đây:
- Tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại: Trong những năm qua VCB luôn đạt mức lợi
nhuận cao: lợi nhuận trước thuế năm 2004 đạt 1.498 tỷ đồng, 2005 đạt 1.760 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3893 tỷ đồng, năm 2007 đạt 2.998 tỷ đồng, năm 2008 đạt 3.352
8 822
tỷ đồng, năm 2012 là 5.764 tỷ đồng. Đây là biện pháp tăng vốn phát huy từ nguồn
nội lực của VCB, nguồn vốn này có thuận lợi là khơng phụ thuộc vào thị trường vốn, có chi phí huy động vốn thấp, khơng ảnh hưởng đến quyền kiểm soát ngân
hàng của các cổ đông.
- Tăng vốn từ việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài và trong nước có năng lực tài chính, có trình độ quản lý cao, công nghệ hiện đại để vừa thu
hút được vốn để mở rộng quy mô vừa tiếp thu những phương pháp quản trị hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng.
- Và Ngày 30/09/2011 Vietcombank bán 15% cổ phần cho cổ đông chiến lược Ngân Hàng Mizuho thuộc tập đồn tài chính Mizuho.