CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
3.2 Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Ngoại Thương VN:
3.2.3 Xây dựng chiến lược thương hiệu và lộ trình cụ thể:
Nếu liên tưởng giữa nghề lái tàu và xây dựng thương hiệu, thì việc xây dựng thương hiệu cũng như là lái một con tàu vậy. Mỗi một con tàu khi rời bến đều phải có một hải trình rõ ràng, biết mình đi đến đâu và đi bằng cách nào để đến đích. Thương
hiệu NH cũng vậy. Ban lãnh đạo cần đưa ra một tầm nhìn rõ ràng ngay từ ban đầu cho thương hiệu nhằm định hướng cho toàn bộ thành viên trong NH biết, giúp họ
hiểu được giá trị chung và biết cách làm tròn trách nhiệm của mình như thế nào. Với mục tiêu trở thành một tập đồn tài chính đa năng hàng đầu tại VN vào năm 2015 – 2020, ngoài việc xây dựng chiến lược phát triển tổng thể, VCB cần phải xây dựng một chiến lược thương hiệu tập đoàn toàn diện và cụ thể. Chiến lược này phải gắn liền với chiến lược phát triển của toàn hệ thống nhưng có lộ trình thực hiện rõ ràng với các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu được cụ thể hóa cho từng giai đoạn và
hàng năm, để có thể xem xét, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết. Muốn xây dựng chiến lược thương hiệu thành công cần tiến hành tái định vị thương hiệu. Thương hiệu VCB đã được hình thành cùng với lịch sử phát triển gần 50 năm qua của mình, tuy nhiên đến nay VCB vẫn chưa có một sự đánh giá mang tính chính thức về tồn bộ tình trạng và giá trị thương hiệu VCB. Do vậy, VCB cần phải tiến hành đo lường tổng thể thương hiệu của mình để có thể biết được chính xác VCB đang ở đâu trong lịng cơng chúng, khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư? Điểm
mạnh, điểm yếu của VCB là gì, vị trí và tương quan so sánh với các đối thủ cạnh
tranh như thế nào…Để thực hiện được công việc này, VCB cần phối hợp với một
đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực đo lường và phát triển thương hiệu.
Sau khi đã “khám bệnh tổng thể và có toa thuốc” cho thương hiệu của mình, VCB cần xây dựng các giá trị cốt lõi thương hiệu như một tầm nhìn thương hiệu có tính chiến lược, phù hợp với mơ hình hoạt động kinh doanh, một sứ mạng đúng đắn thể hiện trước cơng chúng, một tính cách thương hiệu đặc trưng trên cơ sở chắt lọc
những tinh tuý nhất trong suốt quá trình hình thành và phát triển VCB và một triết lý hoạt động phù hợp với tầm nhìn mới.. Tất cả các yếu tố cốt lõi này sẽ làm cấu
trúc nền móng vững chắc cho việc phát triển thương hiệu VCB.
Tiếp theo đó, Ban lãnh đạo VCB cần đưa ra sự chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt về tất cả những mục tiêu và hành động ở mọi cấp công việc để tạo sự nhất quán của
thương hiệu. Từ đây, các hoạt động tạo dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu cũng
như quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp ..đều phải thể hiện một cách nhất quán thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đi. Sự nối kết của các hoạt động này với chiến lược thương hiệu được thể hiện hình 3.1 sau:
Hình 3.1: Các yếu tố xây dựng chiến lược thương hiệu VCB
Từ 2012 đến 2015 : giai đoạn hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu. Do chi phí thay
8 844
đổi dừng lại ở logo, bảng biểu, hệ thống quầy giao dịch….Do đó, đến 2015
Vietcombank sẽ hoàn thiện hệ thống nhận diện trên toàn quốc,
Từ 2015 đến 2020 phát triển thương hiệu : tiếp tục phát triển thương hiệu thông qua hệ thống thương hiệu, truyền thông nội bộ, quảng bá thương hiệu ra ngồi cơng chúng, quản trị nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, chất lương dịch vụ, cung cách phục vụ tiến tới trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh
hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.