CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
3.2 Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Ngoại Thương VN:
3.2.10 Phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới hoạt động:
Về phát triển cơ sở hạ tầng:
Khi đến giao dịch, thơng qua các máy móc thiết bị, cách bày trí, thiết kế của ngân hàng, khách hàng cũng phần nào đánh giá về năng lực cũng như quy mô của ngân hàng. Do đặc điểm của ngân hàng là một ngành dịch vụ, vì vậy, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nó quyết định đến việc khách hàng lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, với sự cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng bước đổi
mới cơ sở hạ tầng. Với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, việc xây dựng trụ sở ngân hàng phải tạo sự thuận lợi, dễ chịu cho khách hàng khi đến với ngân hàng:
- Tạo tâm lý và khơng khí thoải mái, thư giãn cho khách hàng trong khi chờ đợi
giao dịch bằng cách bố trí chỗ ngồi thống mát, trang thiết bị hệ thống điều hịa
nhiệt độ, quầy brochure, báo chí, tivi…
- Tạo sự nhất quán trong việc thiết kế giữa hội sở và chi nhánh, phòng giao dịch như vị trí đặt bảng tên, logo, slogan, cách thiết kế đèn chiếu sáng, bố trí màu sắc cũng như trang phục nhân viên… Tất cả những điều này sẽ tạo nét đặc trưng riêng cho
mỗi ngân hàng, thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động, đồng thời, tạo sự quen thuộc cho dù tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào của ngân hàng.
Về phát triển mạng lưới hoạt động:
- Phát triển mạng lưới dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế của ngân hàng trong nước nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tăng huy động và cho vay bán lẻ đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu VCB. Việc mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao
dịch mới là một yếu tố của chiến lược kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả. Vì vậy việc mở rộng phải xuất phát từ tiện ích, nhu cầu các dịch vụ tài chính và sở thích của khách hàng. Vị trí đặt trụ sở phải ở khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều
doanh nghiệp, các khu dân cư cao cấp, giao thông thuận lợi.
- Mở rộng mạng lưới không nên chạy theo số lượng mà phải tính đến đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng miền, những nơi cần thành lập chi nhánh có đầy đủ các
1 10022
chức năng kinh doanh, cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ ngân hàng, có những nơi chỉ cần cung cấp một số loại dịch vụ cụ thể như: cho vay dịch vụ thể nhân, tài trợ xuất nhập khẩu... hoặc có những nơi chỉ cần mở phịng giao dịch để phục vụ huy động tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ. Bên cạnh đó ngân hàng cần tăng cường sự hiện diện của mình thơng qua hệ thống ngân hàng điện tử, ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua mạng (mạng nội bộ và mạng internet) nhằm cung cấp các dịch vụ như: rút tiền mặt, thanh toán dịch vụ điện, nước, điện thoại, vấn tin số dư, mở L/C, mở thư bảo hành, đầu tư chứng khốn...
Tóm lại, để cơng tác phát triển phát triển cơ sỏ hạ tầng và mạng lưới hoạt động được
triển khai thống nhất trong toàn hệ thống, VCB cần thành lập bộ phận phát triển
mạng lưới phân theo từng vùng hoạt động, đồng thời đề ra những quy định cụ thể
về quy cách tìm kiếm địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, hệ thống giao dịch tự động…Trên cơ sở đó, bộ phận phát triển mạng lưới sẽ tiến hành tìm kiếm và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao dịch và phân về từng chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tiếp theo những phân tích đánh giá của chương 2 cùng việc việc dựa vào nền tảng những định hướng chương trình thương hiệu quốc gia, những định hướng phát triển ngành NH và những định hướng của VCB, tác giả đã trình bày những giải pháp cơ bản theo quan điểm của mình để xây dựng và phát triển thương hiệu VCB.
Các giải pháp tập trung chủ yếu vào việc nâng cao nhận thức về thương hiệu, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu cũng như công tác quảng bá thương hiệu. Bên cạnh
đó, những giải pháp nâng cao năng lực tài chính, đổi mới cơng nghệ, phát triển
nguồn nhân lực, chấn chỉnh thái độ phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới chi nhánh cũng được tác giả trình bày một cách chi tiết.
Tất cả những giải pháp trên nhằm mục đích xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu VCB danh tiếng trên thị trường.
KẾT LUẬN
Thực tiển cho thấy rằng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xây dựng và phát triển thương hiệu luôn là mục tiêu mà các ngân hàng đang theo đuổi. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị
thương hiệu của ngân hàng ngày càng đóng vai trị quan trọng. Với những giải pháp
đề xuất trong luận văn, tơi mong muốn góp phần định hướng trong việc xây dựng và
phát triển thương hiệu của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Vietcombank. Từ đó phát triển một nên khách hàng tốt và trung thành, đây là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững lâu dài của Vietcombank, khẳng định và giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm cơng tác của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tơi rất mong nhận
được sự góp ý của q Thầy Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô khoa Ngân hàng, khoa Sau Đại học của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tơi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi vận dụng và hồn thành luận văn này. Tơi xin đặc biệt cám ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn đã tận tình
hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện
T
TÀÀII LILIỆỆUU THTHAAMM KKHHẢẢOO
1. Phạm Văn Năng; Trần Hoàng Ngân; Trương Quang Thông – Ngân Hàng TMCP thành phố HCM: nhìn lại một chặng đường phát triển – ĐH QG Hà Nội 2005
2. Trần Huy Hoàng - Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê 2003. 3. Nguyễn Thị Minh Hiền - Marketing ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê 2003 4. Nguyễn Trần Hiệp - Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp – NXB
LĐXH 2006
5. Vũ Chí Lộc; Lê Thị Thu Hà – Xây dựng và phát triển thương hiệu – NXB LĐXH 2007
6. Tạp chí ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 7. Tạp chí kinh tế phát triển
8. Thời báo kinh tế Sài gòn 9. Thời báo Kinh tế Việt Nam 10. Tạp chí Marketing
11. James R.Gregory (2004) (Nguyễn Hữu Tiến và Đặng Xuân Nam biên dịch),
Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Quản trị thương hiệu hàng hoá, lý
thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Các Website:
www.vietinbank.vn Ngân hàng Công thương Việt Nam www.agribank.com.vn NHNo&PTNT Việt Nam
www.acb.com.vn Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu www.bidv.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
www.techcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam www.vneconomy.com.vn Thời báo Kinh tế Việt Nam
www.vnexpress.net Tin nhanh Việt Nam
www. db.vista.gov.vn Trung tâm thông tin KHCN Quốc gia www.lantabrand.com.vn Công ty thương hiệu Lantabrand www.vietmanagement.com
www.ageless.com
www.thuonghieuviet.com.vn www.giadinhbank.com.vn www.vnexpress.net
14. TS. Trương Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hóa - lý thuyết và
thực tiễn, Nxb Thống Kê, Hà Nội
15. Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng – lợi
nhuận, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
16. Matt Haig (2005), Bí quyết thành cơng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
17. MBA. Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài sản thương hiệu - cuộc chiến
giành vị trí trong tâm trí khách hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (14/3/2007), “Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO”.
PHỤ LỤC I
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
I. ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA KHÁCH HÀNG.
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với những phát biểu trong bảng sau: STT NỘI DUNG Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hồn tồn đồng ý
1 Hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu được thiết kế đơn giản và thuận tiện
2 Phong cách làm việc chuyên nghiệp
3 Thời gian xử lý hồ sơ của khách hàng nhanh 4 Sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
5 Vietcombank là thuơng hiệu đầu tiên khi nghĩ về thương hiệu các
ngân hàng.
6 Tơi có thể nhận ra dễ dàng thương hiệu Vietcombank giữa các
thương hiệu ngân hàng
7 Một số đặc tính riêng của Vietcombank đến tâm trí tơi một cách
nhanh chóng khi được nhắc.
8 Tôi thân thuộc với thương hiệu Vietcombank
9 Logo và slogan của Vietcombank rất quen thuộc.
10 Vietcombank là thương hiệu lớn và uy tín trên thị trường
11 Tơi cảm thấy hài lịng khi đến với Vietcombank
12 Bạn cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng
13 Vietcombank sẽ là lựa chọn đầu tiên của tôi
14 Tôi trung thành với Vietcombank
15 Vietcombank là ngân hàng được trang bị hiện đại
16 Cách bố trí quầy giao dịch hợp lý, giúp khách hàng dễ nhận biết
17 Tài liệu liên quan đến sản phẩm, như tờ rơi, các bài giới thiệu rất hấp
dẫn
18 Sản phẩm Vietcombank cạnh tranh so với các ngân hàng khác
22
Vietcombank
23 Nói chung, bạn hài lịng về dịch vụ và sản phẩm tại Vietcombank
II. THÔNG TIN CHUNG:
24. Xin vui lịng cho biết giới tính của anh/chị. Nam Nữ
25. Xin anh/chị vui lòng cho biết nghề nghiệp của anh/chị. Nhân viên văn phòng
Nhân viên tiếp thị, bán hàng Công nhân
Tiểu thương Nghề nghiệp khác
26. Thu nhập trung bình hàng tháng của anh/chị: Dưới 4 triệu đồng
Từ 4 triệu đồng đến dưới 8 triệu đồng Từ 8 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng Trên 15 triệu đồng
27. Thời gian sử dụng dịch vụ tính dụng bán lẻ của Vietcombank của anh/chị.
< 1 năm 3 năm – dưới 5 năm
1 năm – dưới 3 năm Trên 5 năm