.21b Đầu tư và thu nhập từ trồng lúa nước và cây ngắn ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 87 - 91)

Trồng lúa nước Trồng các loại cây ngắn ngày Số hộ tham gia Đầu tư (triệu/hộ) Thu nhập (triệu/hộ) Số hộ tham gia Đầu tư (triệu/hộ) Thu nhập (triệu/hộ) 13 2,8 5,0 33/46 5,0 11,6 Nhận xét:

- Cây trồng Điều và Xồi: Có trên 80 hộ đầu tư vào hai loại cây trồng này, số tiền đầu tư bình quân/hộ là 6,6 triệu (Điều) và 18,8 triệu (Xoài) nhưng thu nhập là 12,3 triệu (Điều) và 34,6 triệu (Xoài), nghĩa là số thu nhập lớn hơn đầu tư 1,84 đến 1,86 lần.

- Trồng lúa nước và các loại cây ngắn ngày: Chỉ có 13 hộ ở ấp 7 đầu tư trồng lúa nước, có 33 hộ đầu tư trồng chuyên canh và ngoài ra là các hộ trồng xen canh Bắp, Mì, Đậu các loại. Số tiền bình quân/hộ đều dưới 5 triệu và số thu nhập lớn hơn đầu tư 1,76 lần (lúa nước) đến 2,32 lần (các loại cây khác).

4.3.1.3 Các tổ chức và định chế địa phương

Theo sự phân tích và đánh giá của người dân địa phương, UBND xã Mã Đà là một tổ chức chính quyền cao nhất trong xã, mọi hoạt động của nó có tác động rất lớn đến sự phát triển của địa phương. Thật vậy, bà con nơi đây đều có ý kiến chung rằng: tất cả mọi vấn đề, công việc bà con đều liên hệ với Ủy ban, từ các cuộc họp dân, triển khai các hỗ trợ từ các dự án đầu tư vào địa phương đến

việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn; và cũng bởi vì UBND là nơi mà mọi tổ chức khác ngoài địa phương khi muốn đến làm việc đều phải thông qua, chẳng hạn như dự án Bảo vệ rừng và PTNT, các hỗ trợ của chương trình 135, 661, ... Hay nói cách khác, Ủy ban là cầu nối giữa các tổ chức, chương trình dự án bên ngoài với người dân địa phương.

Trong sự phát triển kinh tế của bà con xã Mã Đà, như kết quả ở mục trên, sự có mặt của Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng NN&PTNT là không thể thiếu. Tuy nhiên, để vay được vốn từ Ngân hàng, bà con phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp. Vì vậy, Hội phụ nữ và Hội Nông dân xã đã giúp cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Các hoạt động của Hội luôn được sự ủng hộ của các thành viên và người dân nên phạm vi hoạt động của Hội ngày càng lan rộng sang cả những tổ chức khác như vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tiêm phịng dịch bệnh, ... Có thể nói, sau Ủy ban nhân dân, Hội phụ nữ và Hội Nông dân được coi là một trong những tổ chức gần gũi và có tầm ảnh hưởng đối với người dân trong xã.

Bên cạnh các tổ chức trên, trong xã cịn có Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc. Hội người cao tuổi và Hội cựu chiến binh rất gần gũi với người dân thông qua hoạt động tinh thần của Hội. Hội người cao tuổi chấp hành tốt pháp luật; cịn Hội cựu chiến binh có quyền kiểm tra hoạt động của UBND xã. Mặc dù Hội gần gũi với bà con thông qua hoạt động tinh thần nhưng hoạt động của các Hội này chưa thật sự giúp bà con giải quyết những khó khăn. Mặt trận Tổ quốc tuy là một tổ chức không thể thiếu trong đời sống chính trị, nhưng những hoạt động của tổ chức này cũng chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống của người dân trong xã.

Tình hình canh tác của xã hiện nay rất cần sự hướng dẫn về kỹ thuật nên những hoạt động của Hội nông dân xã và Trạm Khuyến nơng huyện đóng vai trị rất quan trọng trong việc chuyển giao những kỹ thuật mới. Trên thực tế, những hoạt động của hai tổ chức này thực sự thu hút sự quan tâm của người dân nơi đây.

Qua quá trình hình thành và phát triển của xã như trình bày ở trên, về khía cạnh tổ chức và định chế phát triển công đồng xã Mã Đà, tựu trung lại có thể rút ra một số nhận định chính như sau:

- Các tổ chức chính thức như UBND xã, Khu Bảo tồn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Trạm Khuyến nơng, Ngân hàng nhà nước đều có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung của cộng đồng. Những ảnh hưởng này là trực tiếp (như UBND, Ngân hàng, tín dụng) và cũng có thể là gián tiếp (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, ...). Nếu hiển thị trên sơ đồ Venn thì các tổ chức này được người dân đặt ở các vị trí gần nhất.

- Nếu là các hoạt động liên quan đến đất rừng để sản xuất nơng hay lâm nghiệp thì vai trị của Ban quản lý KBT được đánh giá cao, còn các hoạt động khác liên quan tới đời sống hàng ngày thì các tổ chức chính quyền và đồn thể được người dân đánh giá cao hơn. Như vậy, có thể nói nhận thức về vai trò của các tổ chức ở đây khơng cịn là “chung chung” nữa, bà con đã phân biệt được cấp quản lý hành chính (theo bề ngang) và cấp quản lý ngành (theo chiều dọc). Ví dụ: việc chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, việc trồng các loại cây ăn quả hay lấy hạt trên đất lâm nghiệp để có thu nhập cao là vấn đề mà bà con phản ánh và Ban quản lý KBT đang phải đối mặt.

- Người dân cũng nhận thức được các chính sách xã hội đã đi vào cuộc sống thông qua các chương trình của Nhà nước và của nhiều dự án phát triển nông thôn khác nhau. Cơ sở hạ tầng trong xã được phát triển tương đối khá so với các xã khác trong vùng sâu. Trong phạm vi xã Mã Đà khơng có quy định sử dụng cơ sở hạ tầng của riêng từng thơn. Người dân nơi đây đã có điều kiện như nhau để tiếp cận với các dịch vụ mà cơ sở hạ tầng này mang lại.

4.3.2 Ảnh hƣởng của các nhóm sinh kế đến tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu

Để thuận tiện cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp sinh kế đến tài nguyên rừng của KBT, chúng tơi đã gặp gỡ nhóm thành viên trong cộng đồng và tiến hành thảo luận về sự ảnh hưởng từ mỗi sinh kế khác nhau theo từng nhóm. Mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng được xác định theo các cấp độ tương đối và định tính như sau:

1 - Bình thường 2 - Ít nghiêm trọng 3 - Nghiêm trọng 4 - Rất nghiêm trọng

Theo mục 4.1.2 đã chia thành 4 nhóm sinh kế. Các kết quả ảnh hưởng được xác định cho từng nhóm sinh kế như trình bày sau đây:

4.3.2.1 Ảnh hưởng từ sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp là nhóm hoạt động thể hiện rõ nhất về sự phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên rừng và điều đó kéo theo sự ảnh hưởng tới chúng. Theo đặc điểm tác động từ các hoạt động của sinh kế này, đã chia thành hai nhóm riêng biệt để xác định mức độ ảnh hưởng. Bởi vì, theo nhận định của những người tham gia, mức độ ảnh hưởng giữa hai nhóm đó có sự cách biệt nhau rõ rệt.

+ Từ hoạt động trồng rừng và quản lý rừng trồng

Trồng rừng và quản lý rừng trồng là hai hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến tài ngun rừng cả về bản chất lẫn hiện tượng, vừa tăng diện tích che phủ, tăng nguồn tài nguyên thực vật và vừa giữ được nguồn nước. Do vậy, với hoạt động này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng.

Trái ngược hoàn toàn với hoạt động trên, khai thác lâm sản là hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất, rõ nét nhất đến tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 87 - 91)