Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 37)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

3.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở trên, một số nội dung mà đề tài cần thực hiện là:

(1) Hiện trạng kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng tại xã Mã Đà

- Hiện trạng đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người dân xã Mã Đà - Hệ thống sinh kế của người dân và giá trị các loại tài sản hiện có để tạo ra sinh kế.

(2) Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế của các nhóm hộ dân xã Mã Đà

- Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế, đánh giá của người dân về giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên rừng trong việc tạo ra sinh kế.

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các tài sản tạo ra sinh kế của các nhóm liên quan.

(3) Phân tích mối quan hệ qua lại giữa sinh kế và tài nguyên rừng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Ảnh hưởng của bối cảnh tự nhiên, tiến trình và cấu trúc cộng đồng tại khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng tới sinh kế.

- Ảnh hưởng của các loại sinh kế đến nguồn tài nguyên rừng của Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu.

(4) Đề xuất một số giải pháp cho sinh kế bền vững tại cộng đồng địa phƣơng xã Mã Đà

- Một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đang sinh sống tại địa phương.

- Xây dựng khung sinh kế bền vững tại địa phương

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Cách tiếp cận

Với các nội dung nghiên cứu đã xác định trên đây, nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia là chính nhằm đánh giá tổng hợp các vấn đề về môi trường - dân sinh - kinh tế - xã hội trên quan điểm hệ thống, làm cơ sở xây dựng một khung sinh kế bền vững theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân. Sự lựa chọn cách tiếp cận này đặt ra yêu cầu thu thập thơng tin theo quan điểm của các nhóm liên quan khác nhau trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này dừng lại ở mức phát hiện và xác minh các vấn đề mà không phải là đánh giá định lượng các vấn đề đang đặt ra cho hệ thống quản lý rừng hiện tại.

- Thu thập thơng tin về dịng thời gian, dân số, hiện trạng phân bố dân cư, diện tích đất sản xuất và mức thu nhập từ các hoạt động sản xuất của những người dân thuộc cộng đồng dân cư xã Mã Đà.

- Điều tra thông tin liên quan đến những sinh kế hiện tại của người dân xã Mã Đà thường sử dụng, mà những sinh kế đó có phụ thuộc vào tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện những sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mã Đà có phụ thuộc vào tài nguyên rừng, và hệ quả của những sinh kế đó đối với rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu với đơn vị là hộ gia đình, sau đó xử lý, phân tích và tính tốn trên mẫu rồi trên cớ sở đó suy ra cho tổng thể là cộng đồng nghiên cứu.

3.4.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu từ một số nghiên cứu đã được thực hiện như: các báo cáo hàng năm, tài liệu của các dự án phát triển liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin thứ cấp này được thu thập tại các đơn vị hay cơ quan có liên quan như: UBND, các tổ chức phòng ban ở cấp huyện và xã.

- Quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin và kiểm chứng một số thông tin thu thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và cách thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

- Kết hợp phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin từ những người đưa tin then chốt như: chủ tịch xã, các trưởng thôn, già làng, … và các cá nhân khác ở địa phương. Thiết kế một bảng câu hỏi về các vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn bán định hướng. Đơn vị hỏi là hộ gia đình. Các câu hỏi phần lớn được thiết kế ở dạng đóng (xem phần phụ lục 1).

- Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) [12]: 2 2 2 2 2 . . S t Nd S t N n   trong đó:

- n: số hộ cần điều tra, N: tổng số hộ hiện có - t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,64)

- d: sai số mẫu (10%) - S2: phương sai mẫu (0,25)

Với tổng số hộ (N) của xã Mã Đà là 1.725 hộ, do đó n tính được khoảng 66 hộ. Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi sẽ rút gấp đôi số này, tức tương đương với 8% số hộ của tất cả 6 ấp nằm trong khu vực vùng đệm của KBT (trừ ấp 1 ở ngồi KBT).

Kết quả đã có 132 hộ gia đình đang định cư ở 6/7 ấp của xã Mã Đà được rút ngẫu nhiên và số hộ rút ra ở từng ấp cũng xấp xỉ theo tỷ lệ mẫu chung. Số lượng hộ điều tra cụ thể là: ấp 2: 15 hộ, ấp 3: 12 hộ, ấp 4: 27 hộ, ấp 5: 48 hộ, ấp 6: 10 hộ và ấp 7: 20 hộ (chi tiết ở phụ lục 1).

- Sử dụng một số công cụ PRA (Participatory Rural Appraisal) để thu thập và phân tích thơng tin, cụ thể như sau:

 Sử dụng các loại bản đồ (có sẵn hoặc vẽ nháp) để tiếp cận các đối ưtợng nghiên cứu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, động thực vật rừng, ...) trong khu vực.

 Vẽ sơ đồ phác thảo khu vực nghiên cứu và đi lát cắt nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, đồng thời đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương.

 Sử dụng cơng cụ dịng thời gian để thấy được những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng nguồn lực, ...của cộng đồng địa bàn nghiên cứu.

 Phân loại hộ gia đình (có thể phân chia theo cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên, theo thành phần dân tộc, hoặc theo mức sống) để từ đó xác định những nhóm liên quan khác nhau.

 Họp dân (theo nhóm quan tâm) để thảo luận chun sâu về một vấn đề nào đó (ví dụ SWOT), để tổng kết và kiểm chứng các thông tin và công cụ đã thu thập được.

3.4.3 Phƣơng pháp xử lý và phân tích thơng tin

Cơng cụ hỗ trợ cho xử lý và phân tích dữ liệu là phần mềm Excel 2003 và SPSS 15.0. Số liệu nhập vào bảng tính theo các hàng và các cột, ở đó hàng là hộ gia đình và cột là biến chỉ tiêu. Dữ liệu nhập vào là các mã ứng với các mức có

được đã xác định ở bảng câu hỏi nếu là định tính (ví dụ: giới tính, dân tộc, lồi vật ni hay cây trồng, v.v.) hoặc số liệu khai báo nếu là định lượng (ví dụ: năng suất, thu nhập, đầu tư, chi phí). Ghi chú các loại mã hố cho từng biến.

Có 3 phương pháp phân tích số liệu thống kê được áp dụng trong đề tài này là:

- Xác định tần số (hộ gia đình) hay tỷ lệ (%) cho từng vấn đề theo nguyên tắc số đơng (tức tần số gặp nhiều hơn). Nói cách khác là phân bố số hộ theo chỉ tiêu nghiên cứu, ví dụ: phân bố số hộ theo lao động, nhà ở, tài sản, diện tích, tín dụng, năng suất, thu nhập, ... (phụ lục 2.1). Số liệu trình bày thường biểu thị dưới dạng tỷ lệ %.

- Xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến định tính hay giữa biến định lượng với biến định tính (qua số liệu đã được mã hố) bằng phương pháp trắc nghiệm thống kê Chi-square, ví dụ như: quan hệ phụ thuộc của độ tuổi lao

động với dân tộc, trình độ theo giới tính, thu nhập với dân tộc, thu nhập với tuổi lao động, ... (phụ lục 2.2).

- Xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến định lượng với nhau bằng phương pháp tính và trắc nghiệm ý nghĩa của hệ số tương quan (qua số liệu khai báo), ví dụ: quan hệ tương quan giữa tổng thu nhập với thu nhập từ các nguồn khác nhau, thu nhập từ rừng với các loại khác nhau, tương quan giữa thu nhập và đầu tư, ... và xác định hàm số hồi quy nếu cần (phụ lục 2.3).

Ngồi ra:

 Phân tích nguồn sinh kế (gồm các nhóm sinh kế đã và đang tồn tại mang tính ngành nghề, mỗi nhóm lại bao gồm các loại sinh kế), phân tích nguồn tài sản tạo sinh kế theo phân loại của DFID và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề.

 Xác định, phân loại và xếp hạng bằng cách cho điểm các giá trị của tài nguyên rừng theo các nhóm liên quan khác nhau, từ đó chọn ra được chức năng mơi trường ưu tiên theo từng nhóm để sử dụng.

 Họp riêng các nhóm liên quan khác nhau để xác định, thảo luận các cách thức sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm hay cách nhìn của họ.

 Phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế của các nhóm liên quan.

3.4.4 Tóm tắt các phƣơng pháp nghiên cứu cho từng nội dung

Chúng tôi tổng hợp các phương pháp cho từng nội dung nghiên cứu theo khung logic như sau:

Mục tiêu Nội dung chính Phương pháp và công cụ 1- Mô tả hệ thống sinh kế của các nhóm người dân. 1- Hiện trạng sinh kế và hệ thống sinh kế của người dân địa phương tại xã Mã Đà.

- Phỏng vấn đóng (bảng câu hỏi đóng)

- Phân tích nguồn sinh kế (nhóm sinh kế và tài sản tạo sinh kế) - Xác định tỷ trọng thu nhập từ

rừng so với tổng thu nhập. 2- Xác định

những sinh kế chính có phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

2- Tầm quan trọng của tài nguyên rừng và mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng để cho sinh kế.

- Phỏng vấn bán định hướng (kết hợp với bảng câu hỏi)

- Phân loại và xếp hạng giá trị của tài nguyên rừng

- Phân tích SWOT

- Thảo luận nhóm quan tâm 3- Phân tích

bối cảnh, tiến trình và cấu trúc cộng đồng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các loại tài sản tạo ra sinh kế và hệ quả của chúng đối với tài nguyên rừng.

- Ảnh hưởng của các nguồn lực tự nhiên và xã hội đến các loại tài sản tạo ra sinh kế. -Ảnh hưởng của các nhóm sinh kế đến quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. - Phỏng vấn bán định hướng

- Phân tích bối cảnh, tiến trình và cấu trúc

- Phân tích các mối quan hệ định tính (bằng Chi-square) và quan hệ định lượng (bằng hệ số tương quan R)

- Thảo luận nhóm quan tâm 4- Đưa ra một

số kiến nghị hay giải pháp thực tiễn nhằm giúp người dân trong khu vực tạo ra một sinh kế bền vững.

4- Đề xuất một số giải pháp cho sinh kế bền vững tại địa phương.

- Dựa vào các kết quả phân tích của nội dung 1, 2 và 3.

- Phân loại và xếp hạng giá trị của tài sản tạo sinh kế

- Tổng hợp và so sánh để tìm ra giải pháp tốt hơn.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân cƣ xã Mã Đà dân cƣ xã Mã Đà

4.1.1 Hiện trạng về đời sống kinh tế và xã hội

4.1.1.1 Dòng thời gian và chiều hướng

Bằng phương pháp sử dụng cơng cụ Dịng thời gian, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn những người cao tuổi trong ấp, cùng với việc tham khảo các thông tin thứ cấp để tái hiện những sự kiện thay đổi có ý nghĩa, ảnh hưởng đến cách kiếm sống, tập quán sinh hoạt, phương thức sử dụng tài nguyên đã diễn ra tại cộng đồng theo từng mốc thời gian cụ thể. Kết quả:

(1) Năm 1977: Lâm trường Mã Đà được thành lập (theo Quyết định số: 515/QĐ.UBT, ngày 10/6/1977 của UBND tỉnh Đồng Nai).

(2) Năm 1978: Nhà nước khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

(3) Năm 1992-1993: Lâm trường Mã Đà thay đổi cơ chế hoạt động từ tập trung bao cấp sang doanh nghiệp hạch toán độc lập. Triển khai thực hiện những dự án nơng lâm nghiệp theo tinh thần của chương trình 327.

(4) Năm 1997: Lâm trường Mã Đà đóng cửa rừng tự nhiên (Quyết định số: 4631/QĐ.UBT ngày 24/12/1997) và chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích.

(5) Năm 2001-2002: Tất cả những người dân có đất sản xuất trên địa bàn được tiến hành lập sổ hợp đồng giao khốn đất sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo Nghị định 01/CP của Chính phủ.

(7) Năm 2004-2005: Thành lập Khu Dự trữ Thiên nhiên Vĩnh Cửu trên cơ sở sáp nhập 3 Lâm trường: Mã Đà, Hiếu Liêm và Vĩnh An (Quyết định số 4679/QĐ.UB ngày 03/12/2003). UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành xây dựng dự án Quy hoạch ổn định dân cư xã Mã Đà.

(8) Năm 2006-2007: Trung tâm quản lý di tích chiến khu Đ sáp nhập với Khu DTTN Vĩnh Cửu và đổi tên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu. KBT tiến hành rà soát lại tất cả những diện tích đất đã giao khoán cho người dân theo Nghị định 01/CP để chuẩn bị thực hiện việc giao khoán theo Nghị định 135/CP.

Từ những mốc thời gian được trình bày trên, chúng tơi có những thảo luận với nhóm người cao tuổi tại cộng đồng và cùng phân tích, nhận định về ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng xã Mã Đà như sau:

- Những hộ gia đình là người dân bản địa sinh sống rải rác trong rừng theo tập quán du canh, du cư, mọi tập quán sinh hoạt cũng như sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên rừng, được Nhà nước bố trí định canh định cư.

- Vào những năm của thập niên 1970, các lâm trường hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu: quản lý bảo vệ rừng, khai thác kinh doanh rừng tự nhiên, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trống. Trong thời kỳ này, mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của công nhân lâm trường đều mang tính tập thể. Các khu tập thể đó chính là một trong những ngun nhân chủ yếu để hình thành nên các cụm dân cư hiện nay. Và, do họ có nguồn gốc xuất thân từ những gia đình là cơng nhân của lâm trường nên trong những sinh kế của họ cũng thường có tập quán phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Trị An đòi hỏi phải khai thác trắng một diện tích lớn rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước, đã thu hút lực lượng lao động từ mọi miền đất nước. Lợi dụng việc khai thác trắng rừng tự nhiên, một bộ

phận dân nhập cư tự do đã thực hiện việc khai phá các diện tích rừng lân cận vùng quy hoạch hồ để làm nương rẫy sản xuất nơng nghiệp cho chính gia đình họ. Đến khi các cơng trình kết thúc, rất nhiều cơng nhân ở lại định cư ven lịng hồ Thuỷ điện Trị An, thuộc lâm phần quản lý của lâm trường Mã Đà. Lúc này tuy họ đã có đất để sản xuất nơng nghiệp, nhưng do trình độ thâm canh chưa cao, giống cây trồng chưa được cải thiện nên thu nhập từ SXNN chưa thể đáp ứng đầy đủ cho cuộc sống hằng ngày. Vì lẽ đó, những sinh kế chính của họ vẫn chủ yếu dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)