Tài nguyên rừng và đất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 31)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

2.2.4 Tài nguyên rừng và đất rừng

Từ kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt

tại quyết định số 4505/QĐ-UBND, ngày 29/12/2008 thì tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu được dẫn ra như sau [29].

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

- Diện tích rừng giàu, rừng trung bình chỉ chiếm 6,5%, còn lại là diện tích rừng nghèo, rừng non chiếm tới 93,5% diện tích rừng tự nhiên.

- Chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng, trữ lượng rừng thấp, kết cấu của rừng bị phá vở từng mảng lớn, thành phần các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, những loài cây gỗ lớn bị giảm sút nhiều.

Về thành phần thực vật: Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên có gần 95% là diện tích rừng gỗ thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như: Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri),

Xuân thôn (Swietenia macrophylla King), Vên vên (Anisoptera costata), Gõ đỏ

(Afzelia xytocarpa), Gõ mật (Sindora siamesis var siamesis), Cẩm lai Đồng Nai

(Dalbergia dongnaiense), Lười ươi (Scaphium macropodium)…. trong đó các loài cây họ Dầu chiếm ưu thế. Phần diện tích còn lại (gần 5%) là rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, tre nứa (Dự án đầu tư Khu DTTN, 2004 [24]).

TT Hạng mục Diện tích (ha) Tổng Rừng đặc dụng Rừng sản xuất 1 2 Tổng diện tích tự nhiên Đất có rừng - Rừng tự nhiên - Rừng trồng Đất chưa có rừng - Đất trống (Ia+Ib+Ic) - Đất khác (NN, ao hồ, đường...) 67.903,3 56.997,2 52.237,5 4.759,7 10.906,1 4.269,6 6.636,5 59.809,9 53.452,9 50.859,5 2.593,4 6.357,0 3.576,0 2.781,0 8.093,4 3.544,3 1.378,0 2.166,3 4.549,1 693,6 3.855,5

Về thành phần động vật: Là khu vực có rừng tự nhiên nối liền với Vườn quốc gia Cát Tiên nên đây cũng là vùng sinh sống và di trú của các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn có sự xuất hiện của nhiều loài động vật quý như: voi, hổ, bò tót, voọc... và các loài động vật khác (Dự án đầu tư Khu DTTN, 2004 [24]).

Từ những thông tin trên cùng với những thông tin về vị trí địa lý, vùng phân bố của xã Mã Đà như đã trình bày, chúng ta thấy tỷ lệ rừng tự nhiên còn lại trong khu vực rất cao (76%), tài nguyên động, thực vật rừng trong khu vực có sự đa dạng, phong phú. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên dự trữ cho mục đích bảo tồn ĐDSH; đồng thời có thể khai thác một loại lâm sản để tăng nguồn thu của các cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng nói chung, của người dân thuộc xã Mã Đà nói riêng.

2.3 Giới thiệu sơ lƣợc về tình hình dân sinh kinh tế của xã Mã Đà 2.3.1 Sơ lƣợc về dân số, dân tộc và lao động

Tổng dân số 1.725 hộ với 7.959 khẩu, số khẩu trung bình/ hộ là 4,6. Trong đó: số hộ sống trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng: 474 hộ, chiếm 27,5%; số hộ sống ở vùng quy hoạch rừng sản xuất: 1.251hộ, chiếm 72,5%.

Thành phần dân tộc: Trên địa bàn xã có 10 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm đa số 97,16%, dân tộc Ch’ro 0,75%, dân tộc Khơ Me chiếm 0,58%, dân tộc Hoa và dân tộc Thổ cùng chiếm 0,35%, dân tộc Tày chiếm 0,29%, dân tộc Nùng và dân tộc Chăm cùng chiếm 0,17%, dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 0,11% và dân tộc Stiêng chỉ chiếm tỷ lệ 0,06%.

Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.752 người, trong đó phân theo giới tính: nam (52%) và nữ (48%); trong đó phân theo ngành nghề: lao động nông lâm nghiệp (95%), lao động thương mại, dịch vụ và lao động khác (5%).

Trình độ văn hoá: Đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc phổ thông cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học, không qua đào tạo chuyên

2.3.2 Sơ lƣợc về tình hình kinh tế - xã hội

Dân cư toàn xã Mã Đà được phân thành 7 ấp, thường những ấp có dân số thấp thì số hộ có thu nhập trung bình và giàu cao hơn những ấp có dân số cao.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng (đã giao khoán cho dân) chia bình quân theo hộ trên toàn xã là 1,53 ha/ hộ và chia bình quân theo khẩu là 0,33 ha/ khẩu.

Là một xã mới được thành lập (năm 2003) thuộc vùng sâu, vùng xa của một huyện miền núi. Mặc dù trong những năm qua, chính quyền địa phương các cấp có chú trọng chăm lo phát triển kinh tế cho các cộng đồng dân cư bằng những chính sách ưu đãi như: cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ kỹ thuật phát triển sản xuất chăn nuôi một số giống cây trồng vật nuôi phổ biến và hướng dẫn gia công một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Do xuất phát điểm về khả năng, tiềm lực kinh tế còn thấp; bên cạnh đó nguồn nhập liệu đầu vào để phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh cho người dân còn bị ràng buộc bởi những quy chế khắt khe về quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên tại các khu rừng đặc dụng nên nhìn chung, điều kiện kinh tế của đa phần người dân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vào những thời gian nông nhàn, giáp hạt.

Tại xã Mã Đà hiện nay đã được Nhà nước đầu tư xây dựng trạm y tế khang trang, có quy mô 10 giường bệnh với biên chế 1 bác sĩ, 3 y sĩ và 2 y tá.

Cơ sở giáo dục trên địa bàn xã bao gồm: Truờng Tiểu học + PTCS (1 trường), Trường mầm non (1 điểm chính và 5 phân hiệu).

Đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc phỗ thông cơ sở, một số lao động trình độ văn hoá phổ thông trung học, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Cải thiện sinh kế người dân địa phương dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên rừng của Khu BTTN và DT hiện có, các chính sách hiện hành của nhà nước liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và các mối quan hệ xã hội của cộng đồng tại nơi đang sinh sống.

Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu chung, 4 mục tiêu cụ thể của nghiên cứu được xác định là:

1. Mô tả hệ thống sinh kế của các nhóm người dân khác nhau nhằm tìm hiểu và phân tích cách thức nhìn nhận và đánh giá của họ về giá trị các tài sản tạo ra sinh kế, nhấn mạnh đến giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên rừng.

2. Xác định được những sinh kế chính mà các nhóm người dân xã Mã Đà đang sử dụng có phụ thuộc vào tài nguyên rừng, nhấn mạnh đến mức độ của sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

3. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và xã hội đến khả năng tiếp cận của các nhóm người dân đối với các loại tài sản tạo ra sinh kế và hệ quả của những sinh kế đó gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu.

4. Dựa trên các kết quả có được, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân trong khu vực tạo ra một sinh kế bền vững, đồng thời khuyến khích họ quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

3.2 Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 3.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài này sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến sinh kế và quản lý rừng tự nhiên để tạo sinh kế bền vững ở một địa phương cấp xã thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với con người hiện đã được nhìn nhận một cách rộng rãi và ngày càng gia tăng. Song, trong giới hạn của một Khu BTTN, sự đòi hỏi ngày càng cao của tính ĐDSH và sự phát triển dân số ngay trong khu vực đã là một mâu thuẫn, điều đó đã phát sinh một thử thách tiềm ẩn giữa bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế. Dựa trên mối quan hệ qua lại giữa tài nguyên rừng, các yếu tố xã hội và sinh kế của người dân, đề tài xác định có 3 nhóm đối tượng chính:

Thứ nhất, tất cả các sinh kế đều có xuất phát từ vật chất mà cụ thể ở đây là tài nguyên rừng. Rừng tự nhiên ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai giữ vai trò tích cực, vừa thực hiện chức năng năng phòng hộ và vừa là nguồn lực sản xuất vật chất (cung cấp nguyên vật liệu và an toàn lương thực) cho cộng đồng cư dân trong vùng. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhìn chung rừng tự nhiên luôn bị tác động bởi các áp lực của chính con người.

Thứ hai, tất cả những yếu tố liên quan đến chính sách, tổ chức và định chế mang tính xã hội cũng can thiệp trực tiếp vào cuộc sống người dân, gần hơn đó chính là các yếu tố như tổ chức của cộng đồng, vai trò của các bên liên quan đang có quan hệ trực tiếp đến sinh kế của các hộ gia đình. Nói cách khác, các mối quan hệ xã hội và những ràng buộc liên quan tới nó ở tầm xa (chính sách, xã hội) và cả tầm gần (định chế, cộng đồng, các bên liên quan) đều được xem là đối tượng của nghiên cứu này.

Thứ ba, nghiên cứu sinh kế của các nhóm người dân trong cộng đồng thì dĩ nhiên cộng đồng địa phương phải được xem là đối tượng chính của các mối quan hệ này. Tuy nhiên, làm thế nào để huy động các cộng đồng có cuộc sống

phụ thuộc vào tài nguyên rừng tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, để từ đó tài nguyên rừng đem lại một sinh kế bền vững vẫn là một câu hỏi đầy thử thách.

3.2.2 Giới hạn nghiên cứu

Về đối tượng tài nguyên rừng, đề tài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng sản xuất vật chất cho sinh kế là rừng và đất rừng tự nhiên trong Khu BTTN, mà không quan tâm tới phạm vi địa lý và đơn vị bảo vệ (tiểu khu, khoảnh) về mặt tài nguyên. Về các quan hệ xã hội cũng giới hạn trong phạm vi cộng đồng của các thôn đang sống trong hay gần rừng tự nhiên, không quá chú trọng vào các bên liên quan như Ban quản lý Khu BTTN, Sở NN&PTNT mặc dù họ là đơn vị quản lý trực tiếp tài nguyên rừng.

Về nội dung nghiên cứu, đề tài giới hạn ở 4 nội dung tương ứng với 4 mục tiêu đã nêu, tất cả đều xoay quanh “tam giác” tài nguyên rừng – xã hội – cộng đồng và chỉ có một điểm chung là sinh kế.

3.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở trên, một số nội dung mà đề tài cần thực hiện là:

(1) Hiện trạng kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng tại xã Mã Đà

- Hiện trạng đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người dân xã Mã Đà - Hệ thống sinh kế của người dân và giá trị các loại tài sản hiện có để tạo ra sinh kế.

(2) Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế của các nhóm hộ dân xã Mã Đà

- Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cho sinh kế, đánh giá của người dân về giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên rừng trong việc tạo ra sinh kế.

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các tài sản tạo ra sinh kế của các nhóm liên quan.

(3) Phân tích mối quan hệ qua lại giữa sinh kế và tài nguyên rừng trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

- Ảnh hưởng của bối cảnh tự nhiên, tiến trình và cấu trúc cộng đồng tại khu vực nghiên cứu có ảnh hưởng tới sinh kế.

- Ảnh hưởng của các loại sinh kế đến nguồn tài nguyên rừng của Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu.

(4) Đề xuất một số giải pháp cho sinh kế bền vững tại cộng đồng địa phƣơng xã Mã Đà

- Một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân đang sinh sống tại địa phương.

- Xây dựng khung sinh kế bền vững tại địa phương

3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Cách tiếp cận

Với các nội dung nghiên cứu đã xác định trên đây, nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia là chính nhằm đánh giá tổng hợp các vấn đề về môi trường - dân sinh - kinh tế - xã hội trên quan điểm hệ thống, làm cơ sở xây dựng một khung sinh kế bền vững theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân. Sự lựa chọn cách tiếp cận này đặt ra yêu cầu thu thập thông tin theo quan điểm của các nhóm liên quan khác nhau trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này dừng lại ở mức phát hiện và xác minh các vấn đề mà không phải là đánh giá định lượng các vấn đề đang đặt ra cho hệ thống quản lý rừng hiện tại.

- Thu thập thông tin về dòng thời gian, dân số, hiện trạng phân bố dân cư, diện tích đất sản xuất và mức thu nhập từ các hoạt động sản xuất của những người dân thuộc cộng đồng dân cư xã Mã Đà.

- Điều tra thông tin liên quan đến những sinh kế hiện tại của người dân xã Mã Đà thường sử dụng, mà những sinh kế đó có phụ thuộc vào tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện những sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mã Đà có phụ thuộc vào tài nguyên rừng, và hệ quả của những sinh kế đó đối với rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu với đơn vị là hộ gia đình, sau đó xử lý, phân tích và tính toán trên mẫu rồi trên cớ sở đó suy ra cho tổng thể là cộng đồng nghiên cứu.

3.4.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu từ một số nghiên cứu đã được thực hiện như: các báo cáo hàng năm, tài liệu của các dự án phát triển liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin thứ cấp này được thu thập tại các đơn vị hay cơ quan có liên quan như: UBND, các tổ chức phòng ban ở cấp huyện và xã.

- Quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin và kiểm chứng một số thông tin thu thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và cách thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.

- Kết hợp phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin từ những người đưa tin then chốt như: chủ tịch xã, các trưởng thôn, già làng, … và các cá nhân khác ở địa phương. Thiết kế một bảng câu hỏi về các vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn bán định hướng. Đơn vị hỏi là hộ gia đình. Các câu hỏi phần lớn được thiết kế ở dạng đóng (xem phần phụ lục 1).

- Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) [12]: 2 2 2 2 2 . . S t Nd S t N n   trong đó:

- n: số hộ cần điều tra, N: tổng số hộ hiện có - t: hệ số tin cậy của kết quả (t = 1,64)

- d: sai số mẫu (10%) - S2: phương sai mẫu (0,25)

Với tổng số hộ (N) của xã Mã Đà là 1.725 hộ, do đó n tính được khoảng 66 hộ. Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi sẽ rút gấp đôi số này, tức tương đương với 8% số hộ của tất cả 6 ấp nằm trong khu vực vùng đệm của KBT (trừ ấp 1 ở ngoài KBT).

Kết quả đã có 132 hộ gia đình đang định cư ở 6/7 ấp của xã Mã Đà được rút ngẫu nhiên và số hộ rút ra ở từng ấp cũng xấp xỉ theo tỷ lệ mẫu chung. Số lượng hộ điều tra cụ thể là: ấp 2: 15 hộ, ấp 3: 12 hộ, ấp 4: 27 hộ, ấp 5: 48 hộ, ấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)