.12 Tình hình sử dụng tài nguyên đất của các hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 68 - 70)

Loại hình canh tác Lồi cây trồng chính Tổng diện tích (ha) Số hộ có sử dụng (hộ) Diện tích bình qn (ha/hộ) Đất vườn hộ và thổ cư

Nhiều loài cây

(vườn tạp) 4,73 132 0,04

Đất trồng Điều Điều 80,1 81 0,99

Đất trồng Xoài Xoài 109,8 95 1,16

Đất lúa nước Lúa nước 11,1 13 0,85

Đất n.nghiệp Bắp, mì, mía 1,68 5 0,34

Đất khác Trồng xen LN,NN 2,90 5 0,58

Đất lâm nghiệp Keo lai 22,9 17 1,35

Đất ao cá Nuôi cá 7,25 9 0,81

Theo bảng 4.12, riêng vườn hộ nhà nào cũng có (0,44 ha/hộ) và trồng nhiều lồi cây khác nhau, diện tích bình qn/hộ (có trồng) lớn nhất thuộc về cây Keo lai (1,35 ha/hộ), sau đến Xoài (1,16 ha/hộ) và Điều (0,99 ha/hộ). Diện tích trồng lúa nước chỉ có ở các hộ thuộc ấp 7, diện tích ao cá cũng chỉ có ở ấp có những hộ gần hồ Trị An. Theo kết quả trên, các diện tích được sử dụng theo kiểu “thâm canh” đã chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với hỗn loại và xen canh, chứng tỏ

trình độ sản xuất đối với các lồi cây trồng đã ở mức độ cao hơn và sản phẩm cây trồng đã mang tính hàng hố.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng, các loại hình sử dụng đất ở nhóm hộ người Kinh đa dạng hơn nhóm hộ người dân tộc. Người dân tộc hầu như chỉ có lúa nước với ít nương rẫy trong rừng, người Kinh ngoài các loài cây trồng thâm canh cịn sử dụng mặt nước cho chăn ni thủy sản.

Một tình trạng thực tế đã xảy ra tại địa phương là việc các hộ gia đình người Kinh khi mới đến định cư đã chuyển nhượng đất trồng từ các hộ gia đình định cư trước đó, hoặc các tư nhân từ nơi khác đến “mua đất”, sau đó họ tiếp tục đầu tư và có thể lại chuyển nhượng cho người khác. Điều này đã dẫn đến tình trạng có một số hộ đã lén lút lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác, sau đó bán lại (mặc dù khơng hợp pháp). Chính vì thế, các diện tích như khai báo chưa phải là con số đầy đủ khi nói tới việc sử dụng đất cho sinh kế hộ gia đình.

4.1.3.5 Tài sản xã hội

Từ thực tế bối cảnh tại địa phương, tài sản xã hội được chúng tôi xác định bằng khả năng mua bán trao đổi hàng hoá và sự tham gia của người dân vào các hoạt động mang tính tổ chức trong cộng đồng.

- So với các xã khác trong huyện, xã Mã Đà ở khá gần Trung tâm Vĩnh Cửu, nhưng vì là xã rộng cho nên cự ly đến trung tâm xã và huyện rất khác nhau, ví dụ ấp 1 ở tại trung tâm xã và cách huyện 5 km, các ấp khác lần lượt cách xa dần và tới ấp 7 thì xa nhất là 35 km. Vì vậy, hầu hết người dân trong những ấp vùng sâu ít khi ra trung tâm huyện để trao đổi mua bán hàng hóa. Song, do có đường giao thơng tương đối thuận lợi nên khơng có sự khác biệt lớn về khả năng buôn bán trong phạm vi xã. Kết quả phỏng vấn đối với nhóm hộ người Kinh, có tới 52/122 hộ bán sản phẩm hàng hóa cho những người thu mua vào tận nhà với lý do nhiều nhất là có thể lấy tiền liền, đồng thời họ cho rằng không phải tốn công đi xa.

- Tiến hành tìm hiểu sự tham gia của các hộ gia đình trong một số tổ chức đoàn thể tại địa phương để thấy được mối quan hệ xã hội của các nhóm hộ này. Kết quả thu được từ bảng 4.13 dưới đây cho thấy, số người trong nhóm hộ gia đình người Kinh tham gia vào các tổ chức đoàn thể tương đối nhiều. Đặc biệt, ở cả hai nhóm hộ sự tham gia trong hội Nông dân và hội Phụ nữ là một điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)