Giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng trong việc tạo ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 74 - 76)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.2.2 Giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng trong việc tạo ra

sinh kế

Tài nguyên rừng tại xã Mã Đà không những có vai trò quan trọng trong việc tạo thêm thu nhập mà còn đóng góp một cách có ý nghĩa về an toàn môi trường cho những hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, nhìn nhận giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng thì khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mức sống của từng hộ gia đình và từng nhóm dân tộc. Những sản phẩm gỗ và ngoài gỗ như dầu chai, măng, mây, tre nứa là nguồn thu nhập thêm của nhiều hộ gia đình nghèo trong những tháng mùa khô và giáp hạt. Còn động vật rừng và một số lâm sản phụ khác vừa được coi là nguồn thực phẩm lại vừa dễ tiêu thụ của nhóm hộ người Kinh. Dưới đây là kết quả tổng hợp từ quá trình phỏng vấn 61 hộ gia đình (có hoạt động liên quan tới sản phẩm rừng) về đánh giá vai trò và tầm quan trọng của 5 nhóm loại sản phẩm từ rừng đóng góp vào thu nhập hộ trong việc tạo ra sinh kế (xem bảng 4.16).

Bảng 4.16 Tóm tắt xếp hạng về tầm quan trọng của các loại lâm sản

Sản phẩm Xếp hạng Lý do

Dầu chai, mật

ong 1

Nguồn thu còn nhiều (dầu chai), dễ bán để có thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi, khai thác được quanh năm.

Thực vật rừng (măng, mây, cây thuốc, ...)

2

Nhiều loại và dễ bán (cây thuốc), dễ đi lấy vào mùa khô, phụ cấp thêm vào chi phí gia đình (mây, tre, nứa) và làm thức ăn (măng). Gỗ từ rừng

trồng 3

Giá cả cao, có thị trường tiêu thụ, không sợ làm ăn gian dối, nhưng không phải hộ nào cũng muốn là được (vốn, chính sách).

Gỗ từ rừng tự

nhiên 4

Chỉ lấy khi cần vật liệu làm nhà, có thể tiêu thụ được nhưng rất khó khăn vì dễ bị phát hiện và tịch thu, gỗ lục thì dễ hơn.

Động vật rừng

5

Tiêu thụ tại chỗ hoặc đem bán, có giá cao, nhưng vi phạm luật (bị cấm) nên chỉ bắt thú nhỏ, hoạt động mang tính lén lút.

(Ghi chú: 1, 2 là thứ bậc xếp hạng ưu tiên tính trên 5 sản phẩm) Từ kết quả ở bảng 4.16 và so sánh với thu nhập từ các sản phẩm này (bảng 4.14) cho thấy, không phải sản phẩm có thu nhập cao và dễ bán thì được người dân đánh giá cao hơn. Vai trò và tầm quan trọng của mỗi sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận với nguồn tài nguyên ấy, vào khả năng tự đối phó khi gặp tình huống xấu và tính cộng đồng (tập thể) trong khi thực hiện.

- Trong các sản phẩm ngoài gỗ mà người dân lấy từ rừng thì nhóm sản phẩm gồm dầu chai, mật ong và một vài lâm sản phụ khác là nguồn lâm sản mà cư dân địa phương đều đánh giá là quan trọng nhất. Nguyên nhân là do nhiều

tháng trong năm những người nhàn rỗi trong hộ gia đình vẫn có thể vào rừng thu hái lâm sản. Theo người dân, lợi thế ở đây là đường đi thuận tiện, không bị kiểm lâm bắt và có thể bán được ngay, trang trải thêm chi phí trong gia đình. Đặc biệt đối với nhóm hộ dân tộc, đây còn là nguồn tiền mà họ có thể dành dụm để đóng học phí cho con cái.

- Nguồn lâm sản phụ mà người dân cho là quan trọng tiếp theo là khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ cây rừng như lấy nấm và măng, chặt tre nứa và lồ ô, thu hái cây thuốc. Lý do, những hoạt động này đem lại thu nhập trực tiếp và có thể sử dụng ngay trong gia đình (nấm, măng) hay đem bán (cây thuốc). Đặc biệt, sự phụ thuộc vào lâm sản ngoài gỗ để làm thức ăn và thuốc chữa bệnh được thể hiện rõ hơn ở nhóm hộ gia đình người dân tộc. Đối với nhiều người dân, hoạt động khai thác tre, lồ ô hay lấy măng là công việc dễ dàng và dễ đem lại thu nhập. Tuy nhiên, địa điểm khai thác những sản phẩm này không phải chỗ nào cũng có.

- Sau cùng, nguồn sản phẩm từ rừng ít được hộ gia đình đánh giá cao là khai thác cây gỗ lớn và săn bắt động vật rừng. Nguyên nhân đơn giản và hiệu quả cao là hai sản phẩm này đã bị cấm triệt để, tâm lý người dân sợ bị bắt và sản phẩm nếu bắt được cũng bị tịch thu. Người dân thường chỉ khai thác cây gỗ nhỏ khi họ cần vật liệu để làm nhà và một số công cụ sản xuất, hoạt động này được kết hợp khi đi thu hái mây hoặc lồ ô. Tuy nhiên, việc chặt cây gỗ lớn và săn bắt động vật rừng vẫn xuất hiện ở một vài hộ người Kinh, họ tham gia theo một thói quen mang tính nghề nghiệp.

4.2.3 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận các tài sản tạo ra sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 74 - 76)