Ảnh hưởng từ sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 90 - 91)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và ảnh hưởng của sinh kế đến tà

4.3.2.1 Ảnh hưởng từ sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp là nhóm hoạt động thể hiện rõ nhất về sự phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên rừng và điều đó kéo theo sự ảnh hưởng tới chúng. Theo đặc điểm tác động từ các hoạt động của sinh kế này, đã chia thành hai nhóm riêng biệt để xác định mức độ ảnh hưởng. Bởi vì, theo nhận định của những người tham gia, mức độ ảnh hưởng giữa hai nhóm đó có sự cách biệt nhau rõ rệt.

+ Từ hoạt động trồng rừng và quản lý rừng trồng

Trồng rừng và quản lý rừng trồng là hai hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến tài ngun rừng cả về bản chất lẫn hiện tượng, vừa tăng diện tích che phủ, tăng nguồn tài nguyên thực vật và vừa giữ được nguồn nước. Do vậy, với hoạt động này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng.

Trái ngược hoàn toàn với hoạt động trên, khai thác lâm sản là hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất, rõ nét nhất đến tài nguyên rừng.

Bảng 4.22a Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến TNR từ khai thác lâm sản

Cấp độ ảnh hưởng Số hộ đánh giá (hộ) Bình quân (điểm) Đánh giá mức độ ảnh hưởng 1 2 3 4 0 7 15 34 3,5 Giữa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng

Theo 56/61 hộ trả lời, họ vẫn công nhận hoạt động khai thác lâm sản là trái phép, là vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, nhưng tất cả cũng chỉ vì mục đích kinh tế gia đình. Họ nhận xét rằng, hoạt động này đang và sẽ tạo ra những áp lực lớn cho tài nguyên rừng của KBT, nếu như Nhà nước chưa thật sự có những giải pháp sinh kế thích hợp thay thế.

Bảng 4.22a đã cho thấy mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng từ từng nhóm hộ cụ thể. Có vẻ như một điều nghịch lý khi có 7 hộ cho rằng ảnh hưởng này là ít nghiêm trọng, thực tế đây là một cách nhìn nhận cũng khá phổ biến, vì họ cho rằng số sản phẩm lấy ra của vài chục hộ gia đình so với nguồn tài nguyên rộng lớn của rừng là chưa đủ gây ra thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)