Tài sản tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 62 - 66)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.3.3 Tài sản tài chính

Tài chính thể hiện sức mạnh về vốn và có thể thấy được là tiền thông qua thu nhập của các hộ gia đình. Do vậy, chúng tơi sử dụng yếu tố “thu nhập” với đơn vị là tiền làm chỉ báo cho thu thập số liệu và phân tích loại tài sản này. Sau khi tính tốn và phân tích số liệu về các nguồn thu nhập theo nhóm người dân và loại hình sản xuất của người dân địa phương, các kết quả được trình bày ở bảng 4.9, 4.10 và được minh hoạ thêm ở hình 4.1 như dưới đây: + Thu nhập theo các nhóm người dân

Bảng 4.9 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) của các nhóm hộ dân

Mức thu nhập Kinh (hộ) Dân tộc (hộ) Tổng (hộ) Tỷ lệ (%)

Dưới 25 triệu 31 8 39 29,5 Từ 25 – 50 triệu 48 2 50 37,9 Từ 50 – 100 triệu 26 0 26 19,7 Từ 100 – 200 triệu 9 0 9 6,8 Từ 200 – 400 triệu 7 0 7 5,3 Trên 400 triệu 1 0 1 0,8 Nhận xét:

- Mức tổng thu nhập dưới 25 triệu/năm chiếm 29,5% tổng số hộ. Trong số này, có 8/10 hộ là người dân tộc. Hộ có thu nhập cao nhất vượt mức 400 triệu chỉ có 1 hộ người Kinh, các hộ gia đình dân tộc đều đạt dưới mức 50

- Tổng thu nhập bình qn chung của cả 2 nhóm dân là 58,9 triệu/hộ, Tổng thu bình quân của người Kinh là 61,83 triệu đồng/hộ, trong khi đó ở nhóm hộ người dân tộc là 22,96 triệu/hộ, nghĩa là người Kinh thu nhập cao hơn nhóm người dân tộc tới 2,6 lần.

- Điều đáng chú ý là so với tiêu chuẩn nghèo mới của Đồng Nai (UBND tỉnh Đồng Nai, 2008) thì thu nhập dưới 300 ngàn/người/tháng (khu vực nơng thơn) thì xếp vào diện nghèo. Nếu bình quân số khẩu là 5,1 người/hộ (mục 4.1.1) thì thu nhập dưới 20 triệu/hộ/năm sẽ là diện nghèo. Vậy, theo số liệu điều tra như trên thì tỷ lệ hộ nghèo của Mã Đà nằm trong 30% số hộ gia đình này. So với tiêu chuẩn nghèo cũ (200 ngàn/người/tháng) và số liệu từ UBND xã (2007) thì tỷ lệ nghèo là 20,6%, nghĩa là đến nay số hộ nghèo vẫn cứ nghèo.

+ Cơ cấu thu nhập từ các nguồn

Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình (%) từ các nguồn sinh kế

Nhóm người dân Tỷ lệ (%) thu nhập từ các nguồn Trồng trọt Chăn nuôi L.nghiệp Khác

Chung 63,0 8,5 5,3 23,2

Nhóm người Kinh 63,6 8,8 5,1 22,5

Trồng trọt, 63.0 Khác, 23.2

Chăn ni, 8.5

L.nghiệp, 5.3

Hình 4.1 Cơ cấu thu nhập bình qn chung theo nhóm sinh kế

Nhận xét:

- Trong 4 nguồn thu chính thì thu nhập bình qn cao nhất từ các hoạt động nông nghiệp với 37,1 triệu/hộ (chiếm tỷ trọng 63,0%) và thấp nhất là lâm nghiệp với 3,1 triệu/hộ (chiếm tỷ trọng 5,3%). Lý do thu nhập từ lâm nghiệp có tỷ trọng thấp là do tỷ lệ số hộ gia đình có nguồn thu này ít (chỉ chiếm 36,3%) và mức thu cũng thấp (cũng chỉ dưới 25 triệu/năm). Trong khi đó ở nơng nghiệp, có tới 91,6% số hộ đều có thu nhập từ cây này hoặc cây kia.

Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập hộ (%) theo nhóm sinh kế ở hai nhóm dân

Nếu tách riêng cho từng nhóm (người Kinh và dân tộc) thì cơ cấu thu nhập chung ở trên đã có sự thay đổi:

- Ở nhóm người Kinh, hồn tồn như nhóm chung, thu nhập từ trồng trọt chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 63,6%, thu nhập từ lâm nghiệp rất thấp với 5,1%. Thứ tự đóng góp của các nhóm cho thu nhập hộ bình qn là: nơng nghiệp – phi nông nghiệp – chăn nuôi – lâm nghiệp.

- Ở nhóm người dân tộc, khơng có nhóm sinh kế nào vượt trội, thu nhập từ trồng trọt (41,2%) và phi nơng nghiệp gần bằng nhau (45,5%), đóng góp của lâm nghiệp tăng đáng kể với 12,6%. Thứ tự đóng góp của các nhóm cho thu nhập là: phi nông nghiệp – nông nghiệp – lâm nghiệp – chăn ni.

Khác biệt giữa hai nhóm trên cho thấy, nhóm người dân tộc gần như khơng có hoạt động chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp hiện nay, nếu có thì chỉ là chăn thả tự do với mục đích cung cấp thực phẩm cho gia đình. Cũng ở nhóm này, các hoạt động phi nông nghiệp cho thu nhập tăng lên so với nhóm người Kinh, lý do chính là do các hộ dân tộc này đều có người đi làm th, mặt khác chính họ cũng cịn là mối bn bán các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên.

Nhom nguoi dan toc

Trong trot, 41.2 Chan nuoi, 0.7 Lam nghiep, 12.6 Khac, 45.5

Nhom nguoi Kinh

Trong trot, 63.6 Chan nuoi, 8.8 Lam nghiep, 5.1 Khac, 22.5

Qua kết quả trên cịn cho thấy, nhóm hộ dân tộc có sự phụ thuộc vào rừng nhiều hơn vì tỷ lệ thu nhập ở rừng cao hơn. Ở nhóm người Kinh thì thu nhập từ lâm nghiệp chủ yếu từ sản phẩm của rừng trồng, cịn ở nhóm người dân tộc thì hồn tồn là từ các sản phẩm trong rừng tự nhiên. Vậy, nếu nói sinh kế có phụ thuộc nhiều vào rừng (tự nhiên) thì đúng hơn là cho đối tượng nhóm người dân tộc.

Để xác định cụ thể loại sinh kế nào cho thu nhập cao hơn, chúng tơi tính tỷ lệ đóng góp của từ mỗi loại trong từng nhóm sinh kế. Sau đây là các loại sinh kế cho thu nhập theo thứ tự từ cao đến thấp (phần cịn lại khơng liệt kê ở đây là tất cả các loại khác):

1. Nơng nghiệp: Xồi 62,9% Điều 21,1% 2. Phi nông nghiệp: Lương 43,5% Làm thuê 41,1%

3. Chăn nuôi: Cá 26,8% Gia cầm 26,7% Heo 24,6% 4. Lâm nghiệp: LSNG 65,2% Gỗ 27,1%

Theo đó, phần đóng góp cho sinh kế của hộ từ cây trồng nông nghiệp chủ yếu là Xồi; ở nhóm phi nơng nghiệp thì có thu nhập từ lương (đối với nhóm người Kinh) và làm thuê (cả hai nhóm) là tương đương nhau; về chăn ni khơng có biểu hiện con vật ni nào cho thu nhập là trội hơn và cả 3 loại sản phẩm gia súc, gia cầm và cá đều xấp xỉ nhau; cuối cùng với lâm nghiệp thì thu nhập ưu thế đã nghiêng hẳn về các loại LSNG, sau đó mới đến gỗ, phần đóng góp từ gỗ rừng trồng là chưa đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)