Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 49 - 53)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.2.1 Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp

Phần lớn hoạt động sinh kế của các nhóm hộ dân ở xã Mã Đà là từ sản xuất nông nghiệp. Hoạt động này hầu như diễn ra quanh năm và sản phẩm chính là các loại cây trồng (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, và cây hoa màu). Nguồn đất đai sử dụng cho các loại cây trồng này là đất vườn hộ, nương

rẫy, ruộng, và đôi khi cả đất lâm nghiệp trong KBT. Do vậy, trồng trọt đã là một trong những hoạt động chủ yếu đối với cộng đồng dân cư.

Theo người dân thì ngay buổi đầu mới định canh định cư, họ đã chọn cây Điều là cây trồng chính trong các hệ thống canh tác, sau này do đáp ứng được thị trường và phù hợp với đất, cây Xoài được đưa vào nhiều hơn. Cho đến thời điểm hiện nay, trồng Điều và Xoài vẫn là một hoạt động sinh kế của đa số hộ gia đình trong xã Mã Đà.

Ngồi một bộ phận nhỏ là các hộ dân tộc Ch’ro vẫn cịn mang nặng ý thức giữ gìn tập qn canh tác truyền thống, nên năng suất cây trồng thấp và phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Một bộ phận lớn dân cư còn lại đang trong thời kỳ chuyển dịch hệ thống canh tác từ quảng canh, độc canh sang thâm canh và xen canh, nên năng suất cây trồng của họ tương đối ổn định.

Trong 132 hộ được điều tra đã sử dụng 240 ha đất canh tác các loại thì đất dành cho trồng trọt chiếm 87,4% (còn lại là đất trồng cây lâm nghiệp và ni cá). Mục đích chính của việc sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp là trồng cây để thu hoạch sản phẩm cho thương mại và tiêu dùng trong gia đình.

Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích các loại cây trồng nơng nghiệp của hộ dân

Loài cây Sử dụng

Vườn Điều Xồi Lúa nước Ngắn ngày Khác Có trồng (hộ) 132 82 95 13 5 5 Tỷ lệ hộ trồng (%) 100 62,1 72,0 9,8 0,4 0,4 B.quân chung (ha/hộ) 0,04 0,61 0,83 0,08 0,01 0,02 B.quân hộ trồng (ha/hộ) 0,04 0,98 1,16 0,85 0,34 0,58

Từ kết quả ở bảng 4.1 ta thấy rằng, 100% số hộ điều tra đều có vườn xung quanh nhà với diện tích bình qn/hộ là 400 m2, nhỏ nhất trong các loại đất trồng cây nơng nghiệp. Diện tích trồng bình qn/hộ lớn nhất thuộc về cây Xồi (1,16

ha/hộ) với 72% số hộ, tiếp theo là Điều (xấp xỉ 1 ha/hộ) với 62,1% số hộ tham gia.

Do tính chất cây trồng và thu nhập từ các loại cây trồng rất khác nhau, cho nên chúng tơi chia thành 2 nhóm cây trồng như sau:

+ Trồng cây ăn quả, lấy hạt (cây dài ngày)

Các loài cây dài ngày thường được trồng nhiều nhất là Điều và các loại Xoài, các loài cây khác cịn lại là Nhãn, Chơm chôm, Đu đủ. Sau đây là hiện trạng cây trồng với 2 loài phổ biến nhất trong cộng đồng (bảng 4.2a)

* Nhận xét:

Kết quả từ bảng 4.2a cho thấy, phần trăm số hộ đã sử dụng đất tỷ lệ nghịch với diện tích canh tác, diện tích nhỏ hơn 1,0 ha thì số hộ chiếm ưu thế hơn. Điều đó chứng tỏ việc trồng cây mang tính thâm canh khơng phải có diện tích lớn là tốt. So sánh giữa 2 loài cây trồng chính về số hộ tham gia và diện tích trồng thì cả hai đã nghiêng hơn về cây Xồi.

Bảng 4.2a: Sử dụng đất nơng nghiệp vào mục đích sinh kế của hộ

Trồng cây lấy hạt (Điều) Trồng cây ăn quả (Xoài) Mức độ sử dụng Hộ % Mức độ sử dụng Hộ % Không 51 38,6 Không 37 28,0 Dưới 1,0 ha 54 40,9 Dưới 1,0 ha 61 46,2 Từ 1,0 đến 2 ha 18 13,6 Từ 1,0 đến 2 ha 16 12,1 Từ 2,0 đến 3 ha 8 76,1 Từ 2,0 đến 3 ha 11 8,3 Trên 3,0 ha 1 10,8 Trên 3,0 ha 7 5,4 Cộng 132 100 Cộng 132 100

Cây lương thực được trồng tại đây gồm có lúa nước, bắp, khoai mì. Cây hoa màu là rau đậu các loại. Tuy nhiên, trừ lúa nước là chun canh và chỉ có ở ấp 7, cịn lại các loại cây khác đều trồng xen canh với diện tích nhỏ lẻ.

Bảng 4.2b: Sử dụng đất nơng nghiệp vào mục đích sinh kế của hộ

Mức độ Sử dụng

Lúa nước Cây ngắn ngày Cây khác

Hộ % Hộ % Hộ % Không 119 90,2 127 96,2 127 96,2 Dưới 1,0 ha 11 8,3 5 3,8 5 3,8 Trên 1,0 ha 2 1,5 Cộng 132 100 132 100 132 100 Nhận xét:

Từ bảng 4.2b cho thấy, việc trồng các lồi cây ngắn ngày có số hộ tham gia đều rất thấp (cao nhất là lúa nước với 9,8%), chứng tỏ đây không phải là các loài cây trồng cho thu nhập cao ở vùng này và việc người dân trồng có thể là do tận dụng đất, lao động trong nhà và phục vụ cho nhu cầu sinh sống trong gia đình chứ khơng phải vì mục tiêu hàng hố.

Tóm lại, theo những thơng tin thu thập được từ phía người dân và hồ sơ lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm KBT, chúng tôi khẳng định rằng, hoạt động trồng trọt tuy khơng thể hiện tính phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên rừng, nhưng thực tế đã cho thấy nó vẫn có sự phụ thuộc nhất định. Cụ thể:

- Để đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng đất, đối với những hộ có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít, khi có điều kiện (ví dụ: ranh giới đất SXNN giáp với rừng trồng quốc doanh hoặc rừng tự nhiên) thường có hành vi lấn rừng để mở rộng diện tích đất trồng trọt nhằm tăng thêm thu nhập nông hộ. Những diện tích này thường khơng được khai báo hoặc kê khai thiếu chính xác.

- Đối với những hộ có nhiều đất sản xuất nơng nghiệp thì nhu cầu về làm mới, sửa chữa lán trại trong vườn rẫy, nhà kho bảo quản phân bón, cất giữ nơng

sản, công cụ dụng cụ lao động sản xuất hằng tháng hàng năm thì họ vẫn phải cần đến nguyên vật liệu từ rừng, nghĩa là gián tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 49 - 53)