Các nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 79 - 81)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và ảnh hưởng của sinh kế đến tà

4.3.1.1 Các nguồn lực tự nhiên

a) Tài nguyên đất và rừng

Quỹ đất của xã Mã Đà rất lớn, tổng diện tích tự nhiên là 27.497 ha. Trong đó đất nơng nghiệp có 2.171,1 ha, chiếm 7,9%, đất lâm nghiệp chiếm tới 85,1%, còn lại là đất khác (7%). Diện tích của xã nằm trong vùng lõi là 23.567,5 ha chiếm 85,7% và diện tích ở vùng đệm là 3.929,5 ha chiếm 14,3% (UBND xã Mã Đà, 2007). Phần diện tích đang canh tác trong vùng lõi khơng cấp quyền sử dụng dù là đất nương rẫy vì trong phạm vi quản lý của KBT. Đối với đất lâm nghiệp trong ranh giới hành chính xã thuộc vùng đệm do xã và KBT cùng quản lý. Hai đơn vị này đã tiến hành giao một số diện tích đất lâm nghiệp cho người dân trồng rừng theo chương trình 661.

Từ số liệu trên ta thấy, xã Mã Đà có tiềm năng đất nông nghiệp và lâm nghiệp rất lớn (đất tự nhiên lớn nhất so với các xã khác của huyện Vĩnh Cửu). Đối với đất lâm nghiệp ngoài vùng đệm dự kiến giao cho các hộ dân trong xã. Đây là cách tốt nhất để người dân vừa có thể duy trì và phát triển vốn rừng vùng đệm vừa có thể được hưởng lợi từ những sản phẩm rừng nhận được, từ đó cải thiện dần cuộc sống của họ.

Với 21.527,4 ha diện tích đất có rừng tự nhiên cho thấy, xã Mã Đà có thế mạnh về các sản phẩm lâm nghiệp. Từ năm 2002, một số khu vực thuộc địa bàn xã được công nhận là vùng đệm của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Do đó, mọi tác động của người dân vào tài nguyên rừng tự nhiên bị hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Song, dự án BVR&PTNT cũng hình thành và triển khai giao đất giao rừng cho người dân theo quyết định 178. Đây là một hoạt động góp phần vào việc tăng diện tích đất canh tác cho người dân. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến việc nảy sinh mâu thuẫn giữa những hộ được nhận và không được nhận rừng, nhưng ngược lại, tài nguyên rừng tự nhiên sẽ được bảo tồn và phát triển tốt hơn.

b) Tài nguyên cây trồng

Đất ở xã Mã Đà thuộc nhóm Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, đây là nhóm đất chủ yếu và phổ biến nhất. Nhóm đất này có độ phì trung bình, tầng đất mỏng nhưng trong điều kiện có nguồn nước tưới nên thích hợp với các lồi cây cơng nghiệp dài ngày như cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

Theo kết quả điều tra tại hiện trường (bảng 4.1 và 4.2), cây Xoài và Điều là hai loại cây trồng chiếm phần lớn diện tích trong tổng diện tích canh tác của các hộ gia đình. Việc người dân chọn cây Điều bởi nó phù hợp với điều kiện đất đai ở địa phương và không cần phải tốn nhiều công chăm sóc, đặc biệt loại hình canh tác này phù hợp với túi tiền của đa số hộ nghèo và hộ dân tộc. Với nhóm hộ người Kinh thì diện tích đất canh tác các giống Xoài đã chiếm ưu thế cả về số hộ trồng (76,2%) và diện tích trồng (bình qn 1,16 ha/hộ).

Ngồi hai loại cây trồng trên thì bắp và khoai mì cũng được một số hộ gia đình người Kinh canh tác xen canh giữa các tháng trong năm. Dĩ nhiên, nhiều loại cây ăn quả khác (mít, chơm chơm, đu đủ) và cây hoa màu (rau đậu các loại) vẫn được trồng trong các vườn hộ. Cịn lúa nước thì được nhóm hộ gia đình người Ch’ro (ấp 7) quan tâm nhiều hơn, chủ yếu trồng ở những vùng đất thấp và

trong những tháng mưa. Như vậy, số loài cây trồng cho thu nhập hiện diện trong khu vực này chưa hẳn là nhiều.

Bảng 4.17 Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn thu nhập

Cộng Điều Xoài Lúa nước Ng.ngày Cộng (tr.trọt) 1 0,30* 0,95** -0,09 0,13

Cây Điều 1 0,02 -0,12 -0,39**

Cây Xoài 1 -0,09 -0,08

Lúa nước 1 -0,06

Cây ngắn ngày 1

(Ghi chú: dấu ** biểu thị cho mức rất có ý nghĩa, * là mức có ý nghĩa) Theo bảng 4.17, có thể khẳng định rằng, thu nhập từ trồng trọt nói chung có quan hệ tương quan rất chặt chẽ với thu nhập từ trồng Xoài (r = 0,95), sau đó đến cây Điều (r = 0,30). Kết quả trên cũng chỉ ra một điều thú vị rằng, thu nhập từ lúa nước và các loại cây ngắn ngày có quan hệ âm với các nguồn thu nhập khác, chứng tỏ hộ gia đình nào có thu nhập từ Xồi và Điều thì coi như khơng có thu nhập từ lúa nước hay cây ngắn ngày. Trên thực tế, hai loại thu nhập trên rất ít trùng trong cùng một hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 79 - 81)