.20 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) theo vốn vay tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 85 - 87)

Mức thu nhập Có vay (hộ) Khơng vay (hộ) Tổng (hộ) Tỷ lệ (%)

Dưới 25 triệu 36 3 39 29,5

Từ 25 – 50 triệu 41 9 50 37,9

Từ 50 – 100 triệu 21 5 26 19,7

Từ 100 – 200 triệu 4 5 9 6,8

Trên 200 triệu 0 8 8 6,1

Kiểm định Chi-square cho biết P = 0,000 xác định quan hệ phụ thuộc này là cực kỳ có ý nghĩa về phương diện thống kê (P nhỏ hơn 0,00), nghĩa là sinh kế (thể hiện qua thu nhập) hồn tồn phụ thuộc một cách rất có ý nghĩa vào việc vay tiền của hộ mà ở đây là 2 nhóm khác nhau (có vay và khơng vay). Hộ có vay thì có thu nhập và phân bố chủ yếu trong khoảng từ 25 đến 200 triệu, tuy vậy một số hộ khơng có vay cũng vẫn có thu nhập cao (thậm chí trên 200 triệu) vì tự họ có sẵn vốn đầu tư cho sản xuất.

d) Đầu tư và thu nhập

Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế về góc độ gia đình khơng thể khơng nói đến khả năng đầu tư. Đầu tư thể hiện tiềm lực kinh tế của gia đình, đồng thời cũng biểu hiện “cách làm ăn” của hộ gia đình ấy. Nó là kết quả từ nhiều yếu tố manh mối hợp thành như sự hiểu biết, tiếp cận thị trường, chớp cơ hội, thói quen, cạnh tranh, ... Số tiền đầu tư có thể là nguồn vốn có sẵn của gia đình, cũng có thể từ vốn vay tín dụng hoặc tiền vay cá nhân. Song, dù là nguồn nào đi nữa thì khi đầu tư người dân cũng đều kỳ vọng có một khoản thu nhập cao

hơn. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng quan hệ tương quan và hồi quy (phụ lục 2.3), kết quả hiển thị như trình bày trong hình 4.3:

y = 1.6008x + 24.875 R2 = 0.715 0 100 200 300 400 500 600 700 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Đầu tƣ (triệu) T h u n h ập ( tr iệ u )

Hình 4.3 Biểu diễn quan hệ hồi quy giữa thu nhập và đầu tư của hộ

Nhận xét:

Phương trình hồi quy đường thẳng Y = 1,6008X + 24,875 với hệ số của X (tức đầu tư) là 1,6008 rất cao, chứng tỏ tốc độ tăng của Y (tức thu nhập) càng nhanh khi đầu tư càng nhiều. Bên cạnh, hệ số tương quan (r = 0,846) đã khẳng định mối quan hệ khá chặt giữa thu nhập và đầu tư. Thực tế số liệu điều tra hộ cho thấy, trong số 131/132 hộ có đầu tư thì tất cả các hộ này đều có thu nhập, hộ có đầu tư cao nhất (350 triệu) cũng là hộ có thu nhập lớn nhất (510 triệu), dĩ nhiên là số ít hộ vẫn có thu nhập thấp hơn so với số tiền đầu tư. Hình 4.3 cũng cho thấy, số hộ đầu tư trong khoảng dưới 50 triệu và thu nhập dưới 100 triệu đã chiếm hơn 50% tổng số hộ ở đây.

Một trong số những lý do giải thích cho quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập và đầu tư này là từ cây trồng (bảng 4.21).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)