Sinh kế từ sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 53 - 55)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.2.2 Sinh kế từ sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp là tên gọi chung chỉ các hoạt động sinh kế có liên quan đến đất lâm nghiệp và rừng, bao gồm hoạt động cho sản phẩm từ rừng trồng (kể cả một vài cây trồng nông nghiệp trồng xen trên loại đất này) và hoạt động khai thác hay thu hái các loại sản phẩm từ rừng tự nhiên.

Bảng 4.3: Sử dụng đất lâm nghiệp và khai thác sản phẩm từ rừng

Rừng trồng (các loại) Thu hái sản phẩm (các loại)

Mức độ sử dụng Hộ % Mức độ sử dụng Hộ %

Không 115 87,1 Không 71 53,8

Dưới 1,0 ha 10 7,6 Có thu hái 61 46,2

Trên 1,0 ha 7 5,3

Cộng 132 100 Cộng 132 100

Cũng theo đặc điểm của các hoạt động này, chúng tôi phân ra 2 nhóm khác nhau:

+ Trồng rừng và sản phẩm từ rừng trồng

Theo kết quả điều tra, hoạt động trồng rừng có 17/132 hộ, chiếm 12,9% (bảng 4.3). Trên phần lớn diện tích đất sản xuất lâm nghiệp, người dân tự đầu tư vốn để trồng rừng theo chương trình 661 và rừng tự trồng tự hưởng.

Loài cây trồng chủ yếu là cây Keo lai giâm hom. Lồi cây này thích hợp với nhiều điều kiện môi trường lập địa khác nhau, thường cho sinh khối lớn (bình quân khoảng 170 - 190 ster gỗ nguyên liệu giấy/ha) trong một chu kỳ kinh doanh ngắn (6 năm), cho nên rất được nhiều người dân quan tâm đầu tư phát triển vì những hiệu quả kinh tế của nó. Ngồi ra, một số ít diện tích nhỏ trồng cây Xà cừ,

hoặc trồng hỗn lồi giữa Keo tai tượng với Xà cừ. Nhìn chung, những lồi cây này cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

Trong những năm gần đây, nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy của thị trường tăng mạnh, lồi cây Keo lai đã góp phần lớn vào việc cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng rừng. Nhưng từ khi KBT và UBND tỉnh Đồng Nai có chủ trương khơng cho trồng những giống cây nhập nội (trong đó có Keo lai) trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng và những vùng lân cận, rất có thể sẽ làm hạn chế mức thu nhập của người dân trong tương lai gần (khi mà chưa có những lồi cây mới hay sinh kế khác thay thế).

+ Khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên

Để tăng thêm thu nhập và thỏa mãn nhu cầu trước cuộc sống, rất nhiều gia đình trong xã Mã Đà vẫn cịn phụ thuộc mạnh vào tài nguyên rừng tự nhiên, nhất là đối với những gia đình thuộc nhóm hộ nghèo, dư thừa lao động hay tận dụng vào những lúc nông nhàn, giáp hạt, vụ mùa thất bát. Tỷ lệ số hộ tham gia vào một hay đồng thời nhiều hoạt động này là 46,2% (bảng 4.3).

Hoạt động khai thác lâm sản trái phép chủ yếu là bẫy bắt chim, thú nhỏ (gà rừng, cheo cheo, nhím, khỉ, các loài cầy, v.v.), tận thu gỗ lục, lấy song mây, măng tre, các loại nấm, cây thuốc để đem bán tăng thêm thu nhập. Một số gia đình khác khác xâm hại tài nguyên rừng của KBT chỉ mang tính cơ hội, nghĩa là họ khơng có chủ định trước mà chỉ thực hiện hành vi xâm phạm khi có điều kiện thuận lợi.

Những năm gần đây, do giá cả trên thị trường về các loại lâm sản tăng mạnh, nhất là các loại lâm sản thuộc nhóm động vật hoang dã. Từ đó, nhiều gia đình trong cộng đồng đã chú trọng hơn vào quy mơ và hình thức khai thác, tập trung nhiều vào nhóm có giá trị kinh tế, dược liệu cao, làm cho tình hình tài nguyên rừng trong khu vực ln phải chịu áp lực mạnh. Có thể nói, đây là một loại sinh kế gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 53 - 55)