.17 Mức độ quan hệ tương quan giữa các nguồn thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 81 - 82)

Cộng Điều Xoài Lúa nước Ng.ngày Cộng (tr.trọt) 1 0,30* 0,95** -0,09 0,13

Cây Điều 1 0,02 -0,12 -0,39**

Cây Xoài 1 -0,09 -0,08

Lúa nước 1 -0,06

Cây ngắn ngày 1

(Ghi chú: dấu ** biểu thị cho mức rất có ý nghĩa, * là mức có ý nghĩa) Theo bảng 4.17, có thể khẳng định rằng, thu nhập từ trồng trọt nói chung có quan hệ tương quan rất chặt chẽ với thu nhập từ trồng Xoài (r = 0,95), sau đó đến cây Điều (r = 0,30). Kết quả trên cũng chỉ ra một điều thú vị rằng, thu nhập từ lúa nước và các loại cây ngắn ngày có quan hệ âm với các nguồn thu nhập khác, chứng tỏ hộ gia đình nào có thu nhập từ Xồi và Điều thì coi như khơng có thu nhập từ lúa nước hay cây ngắn ngày. Trên thực tế, hai loại thu nhập trên rất ít trùng trong cùng một hộ gia đình.

4.3.1.2 Cấu trúc cộng đồng và hộ gia đình

a) Dân tộc, tôn giáo và thu nhập

Dân số xã Mã Đà tính đến đầu năm 2007 là 1.725 hộ với 7.959 khẩu. Dân tộc gốc địa phương là Ch’ro, ngồi ra cịn 8 dân tộc khác đều là di cư. Tuy nhiên, tỷ lệ người Ch’ro cũng chỉ có 12 trên tổng số 1.725 hộ của xã.

Theo kết quả của 132 hộ thấy rằng, nhóm dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất trong địa bàn xã chính là nhóm hộ người Kinh (92,4%). Các hộ gia đình người Kinh ở đây (như đã đề cập trong Dòng thời gian, mục 4.1.1) có nguồn gốc từ nhiều địa phương và đến định cư tại đây dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ di

cư vào đây theo từng nhóm cơng việc. Do đó, mối quan xã hội khơng mang nặng tính dịng dõi gia đình hay địa phương, là điểm khác biệt với nhiều cộng đồng thuần túy là dân địa phương gốc. Đây là đặc điểm mà đề tài này quan tâm hơn khi xem xét sự khác biệt giữa hai nhóm sinh kế người dân.

Từ kết quả điều tra của 132 hộ thấy rằng, có 3 loại tơn giáo phổ biến ở đây là Phật giáo (37,1%), Thiên chúa giáo (36,2%) và Tin lành (6,1%). Tuy nhiên, số người không theo tôn giáo nào cũng phổ biến (24,2%).

Để đánh giá sinh kế của người dân có phụ thuộc vào dân tộc và tơn giáo như đã đặt ra hay không, sử dụng kiểm định bằng phương pháp định tính. Kết quả về mức độ quan hệ như ghi nhận trong bảng 4.18 (chi tiết ở phụ lục 2.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 81 - 82)