Sinh kế từ các hoạt động phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 56)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.2.4 Sinh kế từ các hoạt động phi nông nghiệp

Bên cạnh 3 nhóm sinh kế mang tính sản xuất như nơng nghiệp, lâm nghiệp và chăn ni thì trong hệ thống sinh kế của các hộ gia đình cịn có nhóm sinh kế từ các hoạt động phi nơng nghiệp. Đó là các hoạt động khơng liên quan trực tiếp tới sản xuất trong các gia đình, chủ yếu là làm thuê, buôn bán (dịch vụ), tiểu thủ cơng nghiệp; ngồi ra cịn có thu nhập từ tiền lương. Sở dĩ có hoạt động thuê

mướn này là do một số hộ gia đình khó khăn, thiếu hoặc khơng có đất sản xuất, đi làm thuê cho các hộ gia đình khác trong thôn và xã với tiền công là 30-40 ngàn đồng/ngày. Tiền lương là nguồn thu nhập của các hộ đang có người làm việc cho KBT hoặc tham gia vào các cơng tác hành chính của thơn xã, ngồi ra là số ít các cựu chiến binh.

+ Tiểu thủ công nghiệp

Đến nay, tiểu thủ công nghiệp gần như chưa được phát triển mạnh tại cộng đồng. Đối với sinh kế này, có nhiều hoạt động khác nhau, song trong đó có một vài hoạt động có phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên rừng như: gia công và chế biến đồ gỗ dân dụng tại các xưởng mộc, xưởng xẻ gỗ, nghề đan lát vật gia dụng gia đình.

+ Bn bán - dịch vụ

Tại cộng đồng, hoạt động buôn bán – dịch vụ chỉ mới mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu là một số quầy hàng tạp hóa phục vụ hàng nhu yếu phẩm cho người dân. Tuy nhiên, trong số những người dân tham gia hoạt động này, có một số hộ có sự phụ thuộc lớn và trực tiếp đến tài nguyên rừng, đó là những đầu nậu chuyên thu mua các loài động vật hoang dã mà người dân trên địa bàn săn bắt được, sau đó bán lại cho nhà hàng, quán ăn tại thị trấn Vĩnh An, TP Biên Hịa, TP Hồ Chí Minh. Những hộ này chính là động lực thúc đẩy cho những hành vi săn bắt trái phép động vật rừng đối với rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn.

Nói tóm lại, từ kết quả nghiên cứu về các nhóm sinh kế trên địa bàn xã Mã Đà, chúng ta thấy người dân nơi đây có các hoạt động sinh kế chủ yếu là từ nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Hoạt động sinh kế từ các dịch vụ và buôn bán hầu như không phát triển. Điều này cho thấy hệ thống sinh kế của người dân hiện nay vẫn còn theo hướng phụ thuộc vào thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, thể hiện điều kiện chậm phát triển của địa phương.

4.1.3 Các tài sản tạo ra sinh kế của ngƣời dân

Các thành viên của hộ gia đình kết hợp các khả năng, kỹ năng và tri thức của họ với các nguồn lực khác mà họ có thể vận dụng để tạo ra các hoạt động giúp đạt được sinh kế tốt nhất cho chính họ và cho hộ gia đình. Mọi thứ nhằm tạo dựng sinh kế có thể xem như là “tài sản” của sinh kế. Các hộ gia đình khác nhau sẽ có các mức độ tiếp cận khác nhau đối với một phạm vi rộng các tài sản này. Dựa vào khung phân tích sinh kế của DFID (1998) và trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê các loại tài sản tạo ra sinh kế như sau:

4.1.3.1 Tài sản nhân lực

Trong bối cảnh của khu vực nghiên cứu, trình độ học vấn và số người có khả năng tham gia lao động trong gia đình là những chỉ báo quan trọng thể hiện loại tài sản nhân lực mà họ có được.

a) Về trình độ học vấn

Bảng 4.6 Tổng hợp trình độ học vấn theo nhóm dân tộc và giới tính

Học vấn Dân tộc Giới tính Kinh DT khác Nam Nữ 1. Mù chữ 14 5 16 3 2. Tiểu học 65 5 54 16 3. PT cơ sở 35 29 6 4. PT trung học 6 6 0 9. Các hệ đào tạo khác 2 1 1 Tổng 122 10 106 26

Kết quả điều tra về trình độ học vấn của người dân (người trực tiếp phỏng vấn/hộ) theo nhóm dân tộc và giới tính như thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về trình độ học vấn giữa hai nhóm dân tộc; đồng thời, trình độ học vấn cũng không giống nhau giữa nam và nữ. Theo dân tộc, số người Kinh có trình độ học vấn cấp phổ thông cơ sở trở lên chiếm tỷ lệ 35,2% trong khi nhóm

người dân tộc khơng có. Tương tự, 34,0% nam giới có trình độ từ phổ thơng cơ sở trở lên, trong khi ở nữ giới là 26,9%. Tóm lại là, số người có trình độ phổ thông trung học trở lên rất thấp (gần 5%) và gần như khơng có ở đồng bào dân tộc và nữ giới. Điều này đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu các kỹ thuật được chuyển giao và theo dõi thông tin đại chúng của các hộ gia đình ở đây.

b) Về lực lượng lao động

Bảng 4.7 Tổng hợp độ tuổi (lao động) theo nhóm dân tộc và giới tính

Độ tuổi Dân tộc Giới tính

Kinh DT khác Nam Nữ

1. Tuổi 18 - 45 54 7 51 10

2. Tuổi 46 – 60 54 2 45 11

3. Trên 60 14 1 10 5

Tổng 122 10 106 26

Kết quả điều tra về phân bố lao động nhóm theo dân tộc và giới tính thể hiện ở bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ số người có thể tham gia lao động trên 45 và dưới 45 tuổi xấp xỉ nhau ở cả nam và nữ. Giữa hai nhóm giới tính thì số lao động nam đều nhiều hơn số lao động nữ, nhưng khơng có sự khác biệt về tỷ lệ lao động nam-nữ. Kết quả phân bố số lao động chính trên từng hộ gia đình qua điều tra 132 hộ như trình bày dưới đây:

- Có từ 1 – 2 lao động chính: 59 hộ, chiếm 44,7% - Có từ 3 – 4 lao động chính: 53 hộ, chiếm 40,2% - Có 5 lao động trở lên: 20 hộ, chiếm 15,1%

So sánh với số lao động bình quân của xã (UBND xã Mã Đà, 2007) là 2,4 người/hộ. Theo đó, có thể nói việc có trên 50% số hộ ở đây có từ 3 lao động chính trở lên là con số cao hơn so với bình qn tồn xã và có lẽ là còn cao so với nhiều địa phương khác, đây chính là nguồn tài sản nhân lực phổ thơng dồi dào mà chưa có cơ hội khai thác hết.

4.1.3.2 Tài sản hữu hình

a) Các loại tài sản sản xuất và sinh hoạt gia đình

Về nhóm tài sản hữu hình gồm các loại liên quan trực tiếp tới sản xuất (máy cày, phát điện, bơm nước, xe chuyên chở) và sử dụng cho sinh hoạt trong nhà (tivi, xe máy, bếp ga, điện thoại, …). Kết quả ở như ghi nhận ở bảng 4.8 (số liệu chi tiết trong phụ lục 2.1):

Bảng 4.8 Các loại tài sản cho sản xuất và sinh hoạt trong gia đình

Tên vật dụng Nhóm người Kinh Nhóm người dân tộc Số lượng Số hộ Số lượng Số hộ

- Máy cày, kéo 5 5 0 0

- Máy phát điện 16 15 0 0

- Máy bơm nước 47 45 1 1

- Xe chuyên chở 1 1 0 0 - Radio+Tivi 120 108 5 5 - Xe máy 184 118 8 8 - Bếp ga 36 36 0 0 - Điện thoại 134 91 3 3 - Đầu máy 44 44 1 1 Nhận xét:

- Nhóm hộ người Kinh đã hơn hẳn nhóm hộ người dân tộc về tích sản tư nhân, đặc biệt với những tài sản phục vụ trực tiếp cho sản xuất như máy cày, máy phát điện, xe chuyên chở, ... điều mà những hộ gia đình người dân tộc hầu như khơng nghĩ tới. Chỉ tính riêng máy bơm nước đã xuất hiện ở trên 36,9% số hộ người Kinh. Điều này rõ ràng không hẳn là do sự giàu nghèo, mà theo chúng tơi, đó cịn là nếp nghĩ đã hằn sâu trong tư duy của người dân tộc vốn sống lệ thuộc vào tự nhiên.

- Ngược lại, khi so sánh về tài sản phục vụ cho sinh hoạt gia đình như phương tiện đi lại bằng xe máy thì tỷ lệ hộ có xe ở nhóm người dân tộc (80%) khơng kém gì so với nhóm người Kinh (97%). Riêng với bếp ga thì 100% số hộ người dân tộc vẫn chưa có thói quen sử dụng.

b) Tài sản cơng cộng

Bên cạnh tích sản tư nhân thì tài sản cơng cộng cũng là một chỉ báo phản ánh tài sản hữu hình của các nhóm dân cư. Do đó, đề tài cũng đã tiến hành tìm hiểu và phân tích loại tài sản này. Tuy nhiên, do tính chất “cơng” của loại tài sản này nên nó khơng can thiệp cụ thể vào từng hộ gia đình. Các loại đề cập đến ở đây là nước, điện và đường giao thông.

Theo kết quả điều tra, đa số hộ (65,2%) trong khu vực có giếng nước để phục vụ cho sinh hoạt. Trong khi đó, vẫn cịn 26,5% hộ dân dùng nước sinh hoạt từ hồ hoặc suối. Việc sử dụng nước cho sinh hoạt ở đây khác nhau giữa các ấp, vì địa hình và nơi cư trú nên có ấp buộc phải đào giếng nhưng cũng có nơi chỉ dùng nước hồ. Tuy nhiên, trong 86 hộ dùng giếng thì có tới 58 hộ cho biết, nguồn nước hiện nay cho canh tác và nước sinh hoạt đang là vấn đề khó khăn nhất mà họ gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này là mạch nước ngầm sâu gây thiếu nước vào mùa khơ. Những hộ gia đình có đất canh tác gần nguồn nước tự nhiên thì có thể dùng máy bơm để lấy nước tưới cho cây trồng, còn đa số là phụ thuộc vào nước trời.

Hiện nay, trên địa bàn xã Mã Đà, mạng lưới điện và hệ thống đường giao thơng đã được nâng cấp, vì thế người dân trong xã có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ này. Điều này đã tạo thuận lợi cho bà con địa phương giao thương và tiếp cận với dịch vụ, thơng tin bên ngồi. Đây là một trong những điều kiện ban đầu giúp cho người dân có được nguồn lực cơ bản trong quá trình tạo ra một sinh kế bền vững. Hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng có ảnh hưởng tích cực đến sinh kế của nông hộ. Nông dân ở những nơi tiếp

cận tốt sẽ có nhiều khả năng tăng thu nhập hơn là ở những vùng hẻo lánh, và theo đó có chiều hướng giàu hơn.

4.1.3.3 Tài sản tài chính

Tài chính thể hiện sức mạnh về vốn và có thể thấy được là tiền thông qua thu nhập của các hộ gia đình. Do vậy, chúng tơi sử dụng yếu tố “thu nhập” với đơn vị là tiền làm chỉ báo cho thu thập số liệu và phân tích loại tài sản này. Sau khi tính tốn và phân tích số liệu về các nguồn thu nhập theo nhóm người dân và loại hình sản xuất của người dân địa phương, các kết quả được trình bày ở bảng 4.9, 4.10 và được minh hoạ thêm ở hình 4.1 như dưới đây: + Thu nhập theo các nhóm người dân

Bảng 4.9 Mức tổng thu nhập (triệu/hộ/năm) của các nhóm hộ dân

Mức thu nhập Kinh (hộ) Dân tộc (hộ) Tổng (hộ) Tỷ lệ (%)

Dưới 25 triệu 31 8 39 29,5 Từ 25 – 50 triệu 48 2 50 37,9 Từ 50 – 100 triệu 26 0 26 19,7 Từ 100 – 200 triệu 9 0 9 6,8 Từ 200 – 400 triệu 7 0 7 5,3 Trên 400 triệu 1 0 1 0,8 Nhận xét:

- Mức tổng thu nhập dưới 25 triệu/năm chiếm 29,5% tổng số hộ. Trong số này, có 8/10 hộ là người dân tộc. Hộ có thu nhập cao nhất vượt mức 400 triệu chỉ có 1 hộ người Kinh, các hộ gia đình dân tộc đều đạt dưới mức 50

- Tổng thu nhập bình qn chung của cả 2 nhóm dân là 58,9 triệu/hộ, Tổng thu bình quân của người Kinh là 61,83 triệu đồng/hộ, trong khi đó ở nhóm hộ người dân tộc là 22,96 triệu/hộ, nghĩa là người Kinh thu nhập cao hơn nhóm người dân tộc tới 2,6 lần.

- Điều đáng chú ý là so với tiêu chuẩn nghèo mới của Đồng Nai (UBND tỉnh Đồng Nai, 2008) thì thu nhập dưới 300 ngàn/người/tháng (khu vực nơng thơn) thì xếp vào diện nghèo. Nếu bình quân số khẩu là 5,1 người/hộ (mục 4.1.1) thì thu nhập dưới 20 triệu/hộ/năm sẽ là diện nghèo. Vậy, theo số liệu điều tra như trên thì tỷ lệ hộ nghèo của Mã Đà nằm trong 30% số hộ gia đình này. So với tiêu chuẩn nghèo cũ (200 ngàn/người/tháng) và số liệu từ UBND xã (2007) thì tỷ lệ nghèo là 20,6%, nghĩa là đến nay số hộ nghèo vẫn cứ nghèo.

+ Cơ cấu thu nhập từ các nguồn

Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình (%) từ các nguồn sinh kế

Nhóm người dân Tỷ lệ (%) thu nhập từ các nguồn Trồng trọt Chăn nuôi L.nghiệp Khác

Chung 63,0 8,5 5,3 23,2

Nhóm người Kinh 63,6 8,8 5,1 22,5

Trồng trọt, 63.0 Khác, 23.2

Chăn ni, 8.5

L.nghiệp, 5.3

Hình 4.1 Cơ cấu thu nhập bình qn chung theo nhóm sinh kế

Nhận xét:

- Trong 4 nguồn thu chính thì thu nhập bình qn cao nhất từ các hoạt động nông nghiệp với 37,1 triệu/hộ (chiếm tỷ trọng 63,0%) và thấp nhất là lâm nghiệp với 3,1 triệu/hộ (chiếm tỷ trọng 5,3%). Lý do thu nhập từ lâm nghiệp có tỷ trọng thấp là do tỷ lệ số hộ gia đình có nguồn thu này ít (chỉ chiếm 36,3%) và mức thu cũng thấp (cũng chỉ dưới 25 triệu/năm). Trong khi đó ở nơng nghiệp, có tới 91,6% số hộ đều có thu nhập từ cây này hoặc cây kia.

Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập hộ (%) theo nhóm sinh kế ở hai nhóm dân

Nếu tách riêng cho từng nhóm (người Kinh và dân tộc) thì cơ cấu thu nhập chung ở trên đã có sự thay đổi:

- Ở nhóm người Kinh, hồn tồn như nhóm chung, thu nhập từ trồng trọt chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 63,6%, thu nhập từ lâm nghiệp rất thấp với 5,1%. Thứ tự đóng góp của các nhóm cho thu nhập hộ bình qn là: nơng nghiệp – phi nông nghiệp – chăn nuôi – lâm nghiệp.

- Ở nhóm người dân tộc, khơng có nhóm sinh kế nào vượt trội, thu nhập từ trồng trọt (41,2%) và phi nơng nghiệp gần bằng nhau (45,5%), đóng góp của lâm nghiệp tăng đáng kể với 12,6%. Thứ tự đóng góp của các nhóm cho thu nhập là: phi nơng nghiệp – nông nghiệp – lâm nghiệp – chăn nuôi.

Khác biệt giữa hai nhóm trên cho thấy, nhóm người dân tộc gần như khơng có hoạt động chăn ni, nhất là chăn nuôi theo kiểu công nghiệp hiện nay, nếu có thì chỉ là chăn thả tự do với mục đích cung cấp thực phẩm cho gia đình. Cũng ở nhóm này, các hoạt động phi nông nghiệp cho thu nhập tăng lên so với nhóm người Kinh, lý do chính là do các hộ dân tộc này đều có người đi làm thuê, mặt khác chính họ cũng cịn là mối bn bán các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên.

Nhom nguoi dan toc

Trong trot, 41.2 Chan nuoi, 0.7 Lam nghiep, 12.6 Khac, 45.5

Nhom nguoi Kinh

Trong trot, 63.6 Chan nuoi, 8.8 Lam nghiep, 5.1 Khac, 22.5

Qua kết quả trên cịn cho thấy, nhóm hộ dân tộc có sự phụ thuộc vào rừng nhiều hơn vì tỷ lệ thu nhập ở rừng cao hơn. Ở nhóm người Kinh thì thu nhập từ lâm nghiệp chủ yếu từ sản phẩm của rừng trồng, cịn ở nhóm người dân tộc thì hồn tồn là từ các sản phẩm trong rừng tự nhiên. Vậy, nếu nói sinh kế có phụ thuộc nhiều vào rừng (tự nhiên) thì đúng hơn là cho đối tượng nhóm người dân tộc.

Để xác định cụ thể loại sinh kế nào cho thu nhập cao hơn, chúng tơi tính tỷ lệ đóng góp của từ mỗi loại trong từng nhóm sinh kế. Sau đây là các loại sinh kế cho thu nhập theo thứ tự từ cao đến thấp (phần cịn lại khơng liệt kê ở đây là tất cả các loại khác):

1. Nơng nghiệp: Xồi 62,9% Điều 21,1% 2. Phi nông nghiệp: Lương 43,5% Làm thuê 41,1%

3. Chăn nuôi: Cá 26,8% Gia cầm 26,7% Heo 24,6% 4. Lâm nghiệp: LSNG 65,2% Gỗ 27,1%

Theo đó, phần đóng góp cho sinh kế của hộ từ cây trồng nông nghiệp chủ yếu là Xồi; ở nhóm phi nơng nghiệp thì có thu nhập từ lương (đối với nhóm người Kinh) và làm thuê (cả hai nhóm) là tương đương nhau; về chăn ni khơng có biểu hiện con vật ni nào cho thu nhập là trội hơn và cả 3 loại sản phẩm gia súc, gia cầm và cá đều xấp xỉ nhau; cuối cùng với lâm nghiệp thì thu nhập ưu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)