Sinh kế từ chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 55 - 56)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.2.3 Sinh kế từ chăn nuôi

Trong nhóm hộ gia đình khá, nhóm sinh kế được thực hiện nhiều nhất là chăn ni. Các hộ gia đình này chủ yếu là chăn ni heo, trâu, bị, dê và gia cầm. Với hoạt động chăn nuôi heo, một năm hộ gia đình có thể ni được 3 lứa và sản phẩm có được là để bán cho các tư thương thu mua tận nhà. Còn đối với trâu bị, chủ yếu ni để lấy sức kéo.

Cũng tương tự như hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cũng được coi là một hoạt động có phụ thuộc vào tài nguyên rừng của KBT. Nguồn thức ăn, vật liệu xây dựng chuồng trại, hoặc việc đào ao thả cá đều là những yếu tố cần có sự đóng góp từ tài ngun rừng.

Theo tính chất của vật nuôi và mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng, chúng ta có 2 nhóm:

+ Chăn nuôi gia súc và gia cầm ở các hộ

Bảng 4.4: Tình hình chăn ni gia súc và gia cầm ở các hộ gia đình

Chăn ni gia súc (các loại) Chăn nuôi gia cầm (các loại)

Mức độ Hộ % Mức độ sử dụng Hộ %

Không nuôi 98 74,2 Khơng ni 69 52,3

Có chăn ni 34 25,8 Có chăn ni 63 47,7

Cộng 132 100 Cộng 132 100

Những năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trong khu vực, cũng như sự biến động thất thường về giá cả thực phẩm trên thị trường nên đa phần các hộ dân còn dè dặt trong đầu tư. Do vậy, hoạt động chăn nuôi tại cộng đồng dường như chững lại, không mấy phát triển. Theo bảng 4.4, số hộ tham gia chăn ni gia súc (chiếm 25,8%) ít hơn so với hộ chăn nuôi gia cầm (47,7%). Thông thường, khi chăn ni gia súc để bán thì mỗi hộ chỉ ni một lồi (hoặc heo hoặc dê, trâu bị), cịn nếu ni gia cầm thì có thể kết hợp 2 loài (gà, vịt).

Hoạt động chăn ni có thể mang lại nguồn lợi cao cho người dân, nếu như họ có kiến thức kinh nghiệm và biết đầu tư đúng mức. Nhưng tại cộng đồng Mã Đà nói chung, hoạt động này chưa được phát triển, chưa cân đối với hoạt động trồng trọt, chỉ mới phổ biến là hình thức chăn thả rong gia súc gia cầm dưới tán cây nông nghiệp và trong rừng tự nhiên. Nguồn thức ăn cho vật nuôi chủ yếu dựa vào thiên nhiên, một phần nhỏ được tận dụng từ nhà bếp và các sản phẩm nông nghiệp tại chỗ.

+ Chăn nuôi thủy sản (chủ yếu là cá)

Bảng 4.5: Diện tích ni cá và số lượng cá ni của hộ gia đình

Diện tích ao ni Số lượng cá ni/hộ

Mức độ sử dụng Hộ % Mức độ sử dụng Hộ %

Khơng có 123 93,2 Khơng có 126 95,5

Dưới 1,0 ha 7 5,3 Dưới 1000 con 4 3,0

Trên 1,0 ha 2 1,6 Trên 1000 con 2 1,6

Cộng 132 100 Cộng 132 100

Ngồi chăn ni trên cạn, do có nhiều đầm hồ nhỏ và sản phẩm lại dễ tiêu thụ nên trong nhiều năm trở lại đây, việc ni cá cũng đã thâm nhập vào một số ít hộ gia đình nhanh nhạy với thị trường. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, đã có 9 hộ (6,9% số hộ) có diện tích ni cá chun canh và 6/9 hộ này đã có sản phẩm hàng năm tới hàng ngàn con cá các loại, chắc chắn đây sẽ là nguồn thu nhập đóng góp đáng kể cho sinh kế của những hộ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)