Tổng TN TN trồng trọt TN chăn nuôi TN từ rừng TN từ phi n.nghiệp Tổng TN 1 0,96** 0,38* 0,13 0,01 TN trồng trọt 1 0,22* -0,20* -0,18* TN chăn nuôi 1 -0,13 -0,06 TN từ rừng 1 -0,12 TN từ phi NN 1
Mức độ quan hệ tương quan giữa tổng thu nhập và thu nhập từ các nhóm nguồn cho sinh kế như chỉ ra ở bảng 4.15 cho thấy:
- Tổng thu nhập chung của hộ gia đình phụ thuộc một cách có ý nghĩa về phương diện thống kê vào thu nhập từ trồng trọt và chăn ni, trong đó mức độ chặt chẽ hơn là với trồng trọt, nói ngắn gọn rằng: thu nhập từ trồng trọt chừng nào thì tổng thu nhập chung cũng chừng ấy.
- Tổng thu nhập khơng có quan hệ tương quan với thu nhập từ rừng, mặc dù thu nhập từ rừng cũng có quan hệ có ý nghĩa với thu nhập từ trồng trọt nhưng ở mức độ không chặt lắm.
- Trừ hai mối quan hệ giữa tổng thu nhập với trồng trọt và chăn nuôi là tỷ lệ thuận, các mối quan hệ kia là tỷ lệ nghịch, nghĩa là nếu tăng thu nhập từ nguồn này thì lại giảm thu nhập từ nguồn kia.
Tóm lại, qua kết quả đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng dựa trên các kết quả phân tích và kiểm định thống kê, đến đây ta có thể khẳng định rằng: sinh kế (thông qua thu nhập) của người dân có phụ thuộc vào các nhóm sinh kế, đặc biệt là nhóm ngành trồng trọt, sau đến nhóm ngành chăn ni, không phụ thuộc nhiều vào các hoạt động liên quan tới rừng. Nói cách khác, thu nhập từ rừng không phải là yếu tố quyết định sự sống cịn của người dân ở đây, nó là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp hoặc mang tính hỗ trợ tới thu nhập, thậm chí có quan hệ nghịch với thu nhập từ trồng trọt. Đó là những chỉ báo tốt dưới góc độ quản lý tài ngun, ít nhất ở hai mặt:
- Thứ nhất, cuộc sống hiện tại của người dân cộng đồng khơng hồn toàn phụ thuộc vào rừng như nếp nghĩa của chúng ta xưa nay, mặc dù rừng vẫn cung cấp sản phẩm cho một số ít hộ gia đình. Nói cách khác, rừng vẫn có tác dụng cho sinh kế của một số hộ gia đình nghèo chứ khơng phải cho tồn cộng đồng.
- Thứ hai, quan hệ tương quan âm giữa thu nhập từ trồng trọt với thu nhập từ rừng cũng chứng tỏ rằng, một khi người dân có cơng ăn việc làm trên đất canh
tác của họ và cho thu nhập cao thì việc họ vào rừng để tạo thu nhập sẽ tự giảm đi một cách có ý nghĩa.
Cũng cần chú ý thêm ở đây rằng, số liệu thu thập được trong nghiên cứu về nguồn thu nhập từ rừng có thể vẫn chưa phản ánh chính xác ngồi thực tế. Vì đây là vấn đề nhạy cảm khó nói trong bối cảnh hiện nay khi mà địa điểm nghiên cứu nằm trong vùng đệm của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu, mọi hoạt động xâm hại đến rừng đều bị nghiêm cấm.
4.2.2 Giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng trong việc tạo ra sinh kế sinh kế
Tài nguyên rừng tại xã Mã Đà không những có vai trị quan trọng trong việc tạo thêm thu nhập mà cịn đóng góp một cách có ý nghĩa về an tồn mơi trường cho những hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, nhìn nhận giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm từ rừng thì khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mức sống của từng hộ gia đình và từng nhóm dân tộc. Những sản phẩm gỗ và ngoài gỗ như dầu chai, măng, mây, tre nứa là nguồn thu nhập thêm của nhiều hộ gia đình nghèo trong những tháng mùa khơ và giáp hạt. Cịn động vật rừng và một số lâm sản phụ khác vừa được coi là nguồn thực phẩm lại vừa dễ tiêu thụ của nhóm hộ người Kinh. Dưới đây là kết quả tổng hợp từ quá trình phỏng vấn 61 hộ gia đình (có hoạt động liên quan tới sản phẩm rừng) về đánh giá vai trò và tầm quan trọng của 5 nhóm loại sản phẩm từ rừng đóng góp vào thu nhập hộ trong việc tạo ra sinh kế (xem bảng 4.16).