Dòng thời gian và chiều hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 44 - 48)

2. Câu hỏi cho nghiên cứu

4.1 Hiện trạng đời sống kinh tế xã hội và hệ thống sinh kế của cộng đồng dân

4.1.1.1 Dòng thời gian và chiều hướng

Bằng phương pháp sử dụng cơng cụ Dịng thời gian, chúng tơi đã tiến hành phỏng vấn những người cao tuổi trong ấp, cùng với việc tham khảo các thông tin thứ cấp để tái hiện những sự kiện thay đổi có ý nghĩa, ảnh hưởng đến cách kiếm sống, tập quán sinh hoạt, phương thức sử dụng tài nguyên đã diễn ra tại cộng đồng theo từng mốc thời gian cụ thể. Kết quả:

(1) Năm 1977: Lâm trường Mã Đà được thành lập (theo Quyết định số: 515/QĐ.UBT, ngày 10/6/1977 của UBND tỉnh Đồng Nai).

(2) Năm 1978: Nhà nước khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

(3) Năm 1992-1993: Lâm trường Mã Đà thay đổi cơ chế hoạt động từ tập trung bao cấp sang doanh nghiệp hạch toán độc lập. Triển khai thực hiện những dự án nơng lâm nghiệp theo tinh thần của chương trình 327.

(4) Năm 1997: Lâm trường Mã Đà đóng cửa rừng tự nhiên (Quyết định số: 4631/QĐ.UBT ngày 24/12/1997) và chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích.

(5) Năm 2001-2002: Tất cả những người dân có đất sản xuất trên địa bàn được tiến hành lập sổ hợp đồng giao khốn đất sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo Nghị định 01/CP của Chính phủ.

(7) Năm 2004-2005: Thành lập Khu Dự trữ Thiên nhiên Vĩnh Cửu trên cơ sở sáp nhập 3 Lâm trường: Mã Đà, Hiếu Liêm và Vĩnh An (Quyết định số 4679/QĐ.UB ngày 03/12/2003). UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành xây dựng dự án Quy hoạch ổn định dân cư xã Mã Đà.

(8) Năm 2006-2007: Trung tâm quản lý di tích chiến khu Đ sáp nhập với Khu DTTN Vĩnh Cửu và đổi tên thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu. KBT tiến hành rà soát lại tất cả những diện tích đất đã giao khoán cho người dân theo Nghị định 01/CP để chuẩn bị thực hiện việc giao khoán theo Nghị định 135/CP.

Từ những mốc thời gian được trình bày trên, chúng tơi có những thảo luận với nhóm người cao tuổi tại cộng đồng và cùng phân tích, nhận định về ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đến đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng xã Mã Đà như sau:

- Những hộ gia đình là người dân bản địa sinh sống rải rác trong rừng theo tập quán du canh, du cư, mọi tập quán sinh hoạt cũng như sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên rừng, được Nhà nước bố trí định canh định cư.

- Vào những năm của thập niên 1970, các lâm trường hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu: quản lý bảo vệ rừng, khai thác kinh doanh rừng tự nhiên, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trống. Trong thời kỳ này, mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của công nhân lâm trường đều mang tính tập thể. Các khu tập thể đó chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu để hình thành nên các cụm dân cư hiện nay. Và, do họ có nguồn gốc xuất thân từ những gia đình là cơng nhân của lâm trường nên trong những sinh kế của họ cũng thường có tập quán phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Trị An địi hỏi phải khai thác trắng một diện tích lớn rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước, đã thu hút lực lượng lao động từ mọi miền đất nước. Lợi dụng việc khai thác trắng rừng tự nhiên, một bộ

phận dân nhập cư tự do đã thực hiện việc khai phá các diện tích rừng lân cận vùng quy hoạch hồ để làm nương rẫy sản xuất nơng nghiệp cho chính gia đình họ. Đến khi các cơng trình kết thúc, rất nhiều cơng nhân ở lại định cư ven lịng hồ Thuỷ điện Trị An, thuộc lâm phần quản lý của lâm trường Mã Đà. Lúc này tuy họ đã có đất để sản xuất nơng nghiệp, nhưng do trình độ thâm canh chưa cao, giống cây trồng chưa được cải thiện nên thu nhập từ SXNN chưa thể đáp ứng đầy đủ cho cuộc sống hằng ngày. Vì lẽ đó, những sinh kế chính của họ vẫn chủ yếu dựa vào nghề rừng như: khai thác, săn bắt, thu hái các loại lâm sản, làm thuê các công đoạn cho lâm trường, ngồi ra cịn tận dụng mặt nước hồ thủy điện để sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Sự kiện trở thành doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập đã đánh dấu một bước đổi thay mới cho cả lâm trường Mã Đà nói chung. Việc đẩy mạnh sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm sinh kế hợp pháp cho các hộ dân sinh sống trong khu vực. Bên cạnh, người dân được Nhà nước hỗ trợ đầu vào (giống cây trồng, vốn sản xuất) và kỹ thuật canh tác, chăm sóc theo mơ hình nơng lâm kết hợp. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng. Song, sau một vài năm thì tình trạng người dân bị thiếu việc làm, thu nhập không được cải thiện từ sinh kế mới như mong muốn của các nhà hoạch định và thực thi chính sách, do vốn đầu tư của Nhà nước thấp, lại không được cấp phát kịp thời cho người dân. Theo đó, nhiều người đã quay trở lại với đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tự nhiên.

- Từ năm 1997, Lâm trường Mã Đà chuyển sang loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động cơng ích với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý bảo vệ và xây dựng phát triển vốn rừng. Sự kiện này buộc lực lượng quản lý bảo vệ rừng ngày càng chú trọng đến công tác tuần tra bảo vệ, ngăn cản những hành động can thiệp của người dân vào tài nguyên rừng. Nhưng, điều đáng nói là chính những nhà quản lý lâm nghiệp lúc bấy giờ chưa thực sự quan tâm đến người dân, đến lĩnh vực LNXH và chưa có những chính sách đồng bộ, nghĩa là họ vẫn đơn thuần sử

dụng cách quản lý theo kiểu áp đặt trên xuống. Thể hiện cho nhận định này là một minh chứng cụ thể rằng, trong quãng thời gian đầu của sự kiện thay đổi đó, phần lớn các hộ dân sống trong rừng hoặc gần rừng bị hạn chế đột ngột những khoản thu nhập của họ từ hoạt động khai thác lâm sản.

- Mặc dù đa số người dân ở đây đã có đất để canh tác từ năm 1990. Song, trên những diện tích đó, họ chưa được lâm trường Mã Đà công nhận sự sử dụng hợp pháp, nên mọi quyết định về cơ cấu cây trồng, đầu tư chăm sóc, đều khơng được mạnh dạn và chủ động. Năm 2002, tất cả những người dân trên địa bàn được Lâm trường công nhận quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất mà họ đã canh tác bằng việc ký hợp đồng giao khoán đất SXNN, đất rừng trồng theo Nghị định số 01/CP. Theo ý kiến của người dân được phỏng vấn thì sự kiện này đã thể hiện sự quan tâm của Lâm trường đối với họ, từ đó có những định hướng mới trong kế hoạch xây dựng và phát triển sản xuất nông hộ.

- Năm 2003, xã Mã Đà được thành lập, hầu hết những người dân trước đây chưa có hộ khẩu thường trú tại địa phương đều được chính quyền địa phương lập sổ hộ khẩu gia đình và chính quyền địa phương chính thức quản lý người dân trong lĩnh vực hành chính. Thêm một lần nữa, người dân được hưởng quyền lợi từ chính sách của Nhà nước.

- Trước yêu cầu của quy chế quản lý các khu rừng đặc dụng, cần phải hạn chế một số tác động gây bất lợi vào tài nguyên rừng từ phía con người, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cho UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành xây dựng “Dự án quy hoạch ổn định dân cư xã Mã Đà”. Đến nay, theo định hướng phát triển của KBT và nội dung của dự án thì có những ấp phải di dời và cũng có các ấp được ổn định tại chỗ. Vấn đề đang đặt ra cho KBT và chính quyền địa phương là sớm xây dựng những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế cho cộng đồng bằng những sinh kế mới, theo hướng giảm dần sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng và có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng này.

Tóm lại, từ những sự biến đổi của dịng lịch sử tại cộng đồng xã Mã Đà và từ những phân tích, nhận định trên đây, chúng tôi khẳng định rằng ở vào thời điểm, hồn cảnh lịch sử nào thì những người dân ở đây cũng có những sinh kế, tập quán phụ thuộc vào tài nguyên rừng, cho dù ở từng sinh kế có mức độ phụ thuộc khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương có phụ thuộc vào rừng tại xã mã đà, thuôc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 44 - 48)